Chủ Nhật, 24/11/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Bảy, 6/5/2017 9:47'(GMT+7)

“Dân tin tưởng Đảng đã nói là làm quyết liệt"

Sáng 5/5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Sáng 5/5, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.

Sáng 5/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII khai mạc trọng thể. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị, nêu rõ, những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất lớn và quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, cũng như xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xem xét thi hành kỷ luật cán bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.

 

Người giữ chức vụ cao càng phải xử lý nghiêm

“Tán thành” và “tin tưởng” là cảm xúc đầu tiên của ông Đỗ Văn Ân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ khi nói tới 4 nội dung lớn mà Trung ương bàn trong Hội nghị lần thứ 5.

“Đây là những nội dung rất quan trọng của đất nước. Xem xét lại để tạo điều kiện phát triển kinh tế, ngăn chặn tình trạng tiêu cực, tham nhũng; đổi mới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước lớn mà bấy lâu nay chúng ta còn nhiều sơ hở, làm sao để doanh nghiệp nhà nước thực sự phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt kinh tế đất nước đi lên. Chúng tôi tin tưởng, Trung ương sẽ phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận để có những quyết sách đúng đắn” – ông Ân bày tỏ.

Theo nguyên Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, một nội dung quan trọng khác mà cán bộ, đảng viên và nhân dân đặc biệt quan tâm, đó là việc xem xét thi hành kỷ luật cán bộ. Ông bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào sự nghiêm minh của Đảng, mà trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII. Những cán bộ sai phạm cần được xử lý đúng pháp luật, bất kể người đó là ai.

“Người dân chúng tôi tin tưởng rằng: Đảng đã nói là làm quyết liệt. Nhất định những người giữ chức vụ càng cao càng phải chịu xử lý nghiêm minh, công bằng về những sai phạm và hậu quả đã gây ra” – ông Đỗ Văn Ân chia sẻ.

Ông Ân cũng cho rằng, việc xem xét, xử lý cán bộ cấp cao không phải là việc bây giờ mới làm mà trong giai đoạn lịch sử nào, Đảng ta luôn kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống của người cán bộ, đảng viên. Việc Đảng thi hành kỷ luật hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 cũng là tiếp nối truyền thống đó.

 

 

Việc xem xét, xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức vi phạm, kể cả những người giữ chức vụ cao, người về hưu hay còn đương chức là việc làm không ai muốn, có khi rất đau lòng, nhưng trong điều kiện hiện nay, đây là việc làm cần thiết, vừa củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng vừa khẳng định không có “vùng cấm” trong xử lý sai phạm.

“Là một cán bộ đảng viên, tôi thấy niềm tin được củng cố rõ ràng và chắc chắn sự nghiệp đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng của Đảng ta nhất định sẽ thành công” – ông Đỗ Văn Ân tin tưởng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Bày tỏ quan điểm về những chuyển biến tích cực sau thời gian triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, ông Phạm Tự Phả - nguyên Cục trưởng Cục tham mưu cảnh sát (Bộ Công an) cho biết, cá nhân ông rất đồng tình, ủng hộ và tin tưởng vào những việc làm quyết liệt của Đảng trong thời gian qua.

Theo ông Phả, kỷ luật là sức mạnh của Đảng, một Đảng không có kỷ luật thì không tiến bộ được. Theo đó, từng đảng viên ngoài việc làm tròn trách nhiệm của mình, thì tinh thần, ý thức tổ chức, kỷ luật cũng là một tiêu chuẩn rất quan trọng. Nếu một người đảng viên mà thiếu ý thức kỷ luật, làm được một số việc thì khoe khoang, coi thường luật pháp thì việc dẫn đến sai phạm cũng là tất yếu.

Trong tình hình mới, khi mà các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, lợi ích nhóm ngày càng tinh vi, phức tạp thì công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng càng phải quyết liệt, kịp thời, nghiêm minh. Xử lý nghiêm khắc những cá nhân, tổ chức mắc sai phạm là một biện pháp kiên quyết của Đảng nhằm đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đối với một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, trong đó có cả những cán bộ, lãnh đạo cấp cao. Mặt khác, đây là một việc làm để cụ thể hóa việc thực hiện các giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).

Ông Phả mong thời gian tới, Đảng tiếp tục duy trì nguyên tắc làm việc như hiện nay, bởi theo ông, không ít cán bộ, đảng viên trong thời gian dài thiếu ý thức kiểm tra đôn đốc, sinh hoạt chi bộ lỏng lẻo... Vì vậy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, phát động trong toàn thể đảng viên ý thức xây dựng Đảng, phục vụ nhân dân để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, tránh để xảy ra những sụ việc đáng tiếc như vừa qua./.

Kim Anh (VOV)


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất