Thứ Ba, 1/10/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 25/8/2012 14:44'(GMT+7)

Đằng sau câu chuyện nhãn mác

Một siêu thị tại trung tâm mua sắm Maponya của Xô-uê-tô, Nam Phi. (Ảnh: AFP)

Một siêu thị tại trung tâm mua sắm Maponya của Xô-uê-tô, Nam Phi. (Ảnh: AFP)

Người phát ngôn Chính phủ Nam Phi, ông J.Ma-ni (Jimmy Manyi) ngày 23/8 vừa qua cho biết kế hoạch trên được thông qua theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2008, trong đó yêu cầu dán nhãn hàng hóa hoặc nhãn sản phẩm có xuất xứ từ các vùng lãnh thổ I-xra-en chiếm đóng nhằm tránh việc người tiêu dùng nhầm lẫn với các sản phẩm cùng loại xuất xứ từ I-xra-en. Nam Phi cho rằng việc thay đổi nhãn mác thành "Xuất xứ  từ vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Pa-le-xtin" là hoàn toàn phù hợp với lập trường của quốc gia công nhận các đường biên giới được LHQ xác lập năm 1948 và không công nhận các vùng lãnh thổ chiếm đóng nằm ngoài giới hạn các đường biên giới đó như là một phần lãnh thổ của nhà nước I-xra-en.

Lập trường này được sự ủng hộ cao nhất của Pa-le-xtin. Nhà nước này từ lâu cũng đã tẩy chay, thậm chí còn tổ chức tiêu hủy hàng hóa của I-xra-en để thể hiện quan điểm không muốn người I-xra-en được lợi từ việc chiếm đóng Pa-le-xtin. Hôm 23-8, Chính quyền Pa-le-xtin đã ca ngợi quyết định thay đổi nhãn mác hàng hóa sản xuất từ khu định cư và cam kết giúp đỡ chiến dịch. Thứ trưởng Ngoại giao Pa-le-xtin A.Nô-phan (A.Nofal) cho biết, nếu thấy bất kỳ một sản phẩm nào được cố tình gắn sai nhãn mác, chính quyền Pa-le-xtin sẽ tìm cách thông báo cho người dân Nam Phi, để những kẻ sai phạm sẽ phải chịu phạt thích đáng.

Cùng với Đông Giê-ru-xa-lem, khu Bờ Tây là một trong những vùng đất của Pa-le-xtin bị I-xra-en chiếm đóng trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967. Mặc dù vậy, I-xra-en ồ ạt xây dựng nhà cửa và đưa 500.000 người Do Thái vào định cư ở khu Bờ Tây cùng với người Pa-le-xtin, cộng đồng quốc tế vẫn coi đây là khu vực tranh chấp và kiên quyết phản đối các khu định cư của người Do Thái. Do vậy, nhiều năm qua, I-xra-en đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại khu Bờ Tây với nhãn mác “Sản xuất tại I-xra-en”. Tuy nhiên gần đây, hành động này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì cho rằng I-xra-en đang tìm cách khẳng định chủ quyền đối với vùng lãnh thổ mà nước này chiếm đóng. Và Nam Phi chính là nước mở màn phản đối hành động này.

Không chỉ riêng Nam Phi, Pa-le-xtin ủng hộ việc thay đổi nhãn mác, một số quốc gia cũng đồng tình với quan điểm này. Mới đây, Đan Mạch và Thụy Sĩ tuyên bố sẽ hướng dẫn cách đề nhãn mác riêng biệt cho hàng hóa của các khu định cư. Nước Anh năm 2009 cũng từng khuyến khích các siêu thị khi quảng cáo và giới thiệu nên phân biệt rõ các sản phẩm được sản xuất tại khu Bờ Tây và các sản phẩm  của người I-xra-en. Liên minh châu Âu (EU) cũng thể hiện quan điểm khi chỉ cấp miễn thuế cho hàng nhập khẩu từ I-xra-en còn khai trừ các loại hàng hóa xuất phát từ Bờ Tây và những khu vực bị I-xra-en chiếm đóng ra khỏi danh mục này.

Tuy nhiên điều này đã vấp phải sự phản đối không nhỏ của Chính phủ I-xra-en. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao I-xra-en Y.Pan-mo (Y.Palmor) cho biết động thái trên của Chính phủ Nam Phi tạo ra sự phân biệt và chia rẽ về chính trị và dân tộc. "Điều này là không thể chấp nhận được" – ông Pan-mo cho biết. Theo AFP, ngày 23-8, Bộ Ngoại giao I-xra-en đã triệu Đại sứ Nam Phi tại thủ đô Ten A-víp là ông I-xmên Co-va-đi-a (Ismail Coovadia), tới để chính thức phản đối quyết định của Prê-tơ-ri-a dán nhãn mác "Xuất xứ từ vùng lãnh thổ chiếm đóng của người Pa-le-xtin" lên hàng hóa đến từ các khu định cư Do Thái và cảnh báo rằng cách làm này của Nam Phi có khả năng sẽ làm căng thẳng mối quan hệ giữa hai nước.

Lý  giải cho phản ứng mạnh mẽ này, các chuyên gia cho rằng, I-xra-en đang lo ngại câu chuyện nhãn mác của Nam Phi sẽ là tiền lệ để các quốc gia khác cũng làm như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc làn sóng “không công nhận lãnh thổ Pa-le-xtin bị chiếm đóng là của I-xra-en” sẽ nổ ra mạnh mẽ trên toàn thế giới./.

(Ngọc Thư/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất