Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 27/2/2014 20:14'(GMT+7)

Đánh giá đúng năng lực học sinh để nâng cao chất lượng giáo dục

Hội nghị Tổng kết Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012 và triển khai PISA 2015, diễn ra tại Hà Nội ngày 27/2/2014.

Hội nghị Tổng kết Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012 và triển khai PISA 2015, diễn ra tại Hà Nội ngày 27/2/2014.

Ngày 27/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2012 và triển khai PISA 2015.

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, hướng tới mục tiêu hiểu rõ các đặc trưng và trình độ của học sinh, đồng thời so sánh học sinh giữa các nước trên thế giới. Việt Nam đã tham gia PISA 2012 và đứng trong số 20 quốc gia và vùng kinh tế có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm trung bình mà OECD đưa ra. Qua đó, có thể thấy năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Các em đã biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Chương trình, sách giáo khoa của Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế. Kết quả này cùng với kết quả cao trong các kỳ thi Olympic các môn toán, tin, vật lý, hóa học, sinh học, thi nghiên cứu khoa học… châu Á và thế giới cho thấy, giáo dục Việt Nam không chỉ đạt thành tựu phát triển về quy mô, số lượng, mà còn đạt chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc nhóm cao trên thế giới.

Từ kết quả PISA 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể xác định được thực trạng kết quả học tập của học sinh độ tuổi 15 của Việt Nam một cách chính xác, trung thực và có so sánh với các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới. Việc xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh sẽ giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra được chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam nghiên cứu, vận dụng các kỹ thuật, phương pháp của PISA vào đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng của từng địa phương…

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục là giải pháp đột phá. Với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực người học, việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh từ coi trọng kiến thức sang đề cao khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Việc thay đổi phương pháp đánh giá từng cá nhân học sinh sang đánh giá trên diện rộng, đánh giá từng khu vực, trên toàn quốc là cách thức để biết rõ mặt bằng giáo dục của địa phương, của đất nước.

Việt Nam đã tiến hành đánh giá học sinh vào năm 2001, 2007, 2011 với việc đánh giá học sinh lớp 5 trên toàn quốc. Sau đó, Việt Nam đã tiến hành đánh giá trên diện rộng đối với học sinh lớp 9 và lớp 11. Đó là những bước tập dượt về mặt xây dựng lực lượng, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên…

Năm 2015 PISA sẽ tiến hành đánh giá các lĩnh vực toán học, khoa học, đọc hiểu, năng lực giải quyết hợp tác vấn đề, năng lực tài chính, năng lực sử dụng máy tính. Riêng lĩnh vực khoa học, bài thi trên máy tính có nhiều câu hỏi mới hiện đại hơn so với các câu hỏi thi trên giấy./.

Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất