Thứ Sáu, 20/9/2024
Văn hóa - Xã hội
Thứ Sáu, 22/12/2023 15:17'(GMT+7)

Đầu tư để thể thao thành tích cao Việt Nam vươn ra thế giới

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, vừa qua Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 08 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2030. Chính phủ đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện xây dựng Chiến lược phát triển thể dục thể thao đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Bộ cũng yêu cầu Cục Thể dục thể thao huy động các nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ năm 2023, về đích trước thời hạn. Từ đó, Cục đánh giá lại một cách toàn diện về sự phát triển của thể thao cho mọi người cũng như thể thao thành tích cao; cùng với đó tìm kiếm giải pháp huy động nguồn lực, thực hiện Chiến lược bài bản, khoa học để cải thiện thành tích của thể thao thành tích cao trên đấu trường quốc tế. Những ý kiến phát biểu tại hội nghị sẽ được chắt lọc để ngành hoàn thiện dự thảo Chiến lược trình Chính phủ và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. “Chúng ta hãy cùng nhau góp sức để kiến tạo đưa thể thao Việt Nam đạt thành tích như kỳ vọng”, Bộ trưởng nói.

Chú thích ảnh
Đội tuyển cầu mây 4 người nữ Việt Nam trên bục nhận huy chương tại ASIAD 2023.


Hội nghị đã ghi nhận ý kiến đóng góp về nhiều vấn đề còn tồn tại, ảnh hưởng đến sự phát triển của Thể thao Việt Nam. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, bám sát định hướng mà ngành cần triển khai trong thời gian tới...

Báo cáo của Cục Thể dục thể thao nêu rõ 6 nhiệm vụ và các nhóm giải pháp cụ thể để thực hiện. Đó là nhóm giải pháp về xây dựng lực lượng thể thao thành tích cao từ việc tuyển chọn, xác định vận động viên; xác định phương thức, địa bàn đào tạo vận động viên; lực lượng cán bộ, huấn luyện viên và giải pháp chuyên môn cho từng môn thể thao. Tiếp đến là nhóm giải pháp nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo; ứng dụng khoa học và công nghệ, chăm sóc y tế, hồi phục và chế độ dinh dưỡng cho vận động viên; xã hội hóa thể thao thành tích cao; bảo đảm nguồn lực tài chính…

Cục Thể dục thể thao đề ra các mục tiêu tổng quát và cụ thể như tại Olympic Paris 2024, phấn đấu có từ 15 - 18 vận động viên lọt qua vòng loại, giành quyền tham dự Olympic ở các môn xe đạp, bắn súng, bơi lội, điền kinh, cử tạ, thể dục dụng cụ, taekwondo, boxing, đua thuyền, bắn cung, cầu lông... Phấn đấu đến Olympic Los Angeles 2028, Việt Nam có trên 20 vận động viên vượt qua vòng loại, giành quyền tham dự.

Tại ASIAD 20 Aichi-Nagoya 2026 (Nhật Bản), phấn đấu giành từ 5 - 6 huy chương vàng ở các môn bắn súng, karate, cầu mây, xe đạp, điền kinh, đua thuyền, thể thao điện tử, taekwondo, wushu...; chuẩn bị lực lượng để giành từ 7 - 8 huy chương vàng tại ASIAD 21 Doha 2030 (Qatar). Tại các kỳ SEA Games 2025, 2027 và 2029, Việt Nam giữ vị trí trong Top 3 toàn đoàn, Top 2 đối với các môn thể thao Olympic; phát triển lực lượng chuẩn bị cho Olympic và ASIAD…/.

Thanh Toàn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất