Thứ Ba, 1/10/2024
Kinh tế
Chủ Nhật, 11/3/2012 13:20'(GMT+7)

Ðẩy nhanh tiến độ thi công đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Các nhà thầu thi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Các nhà thầu thi công tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

 

Ðại diện chủ đầu tư Ban quản lý dự án 2 (PMU 2) cùng các nhà thầu đã tập trung xây dựng lại tiến độ, làm việc với các địa phương, gỡ vướng về mặt bằng và huy động cao nhất phương tiện, nhân lực cho công trường.

Ðu thu và mt bng đu gp khó

Dự án đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên (quốc lộ 3 mới) là dự án đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển toàn diện ngành GTVT. Dự án không chỉ có ý nghĩa đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và hai tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên, nơi có tuyến đường đi qua mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế các tỉnh vùng núi phía bắc, nhất là các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên. Ðây là dự án được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc, tốc độ thiết kế 100 km/giờ, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Chiều dài tuyến chính của dự án hơn 61 km, quy mô bốn làn xe, tổng mức đầu tư sau nhiều lần điều chỉnh lên tới hơn 9.000 tỷ đồng; trong đó, hơn 4.500 tỷ đồng dành cho xây lắp, hơn 2.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng (GPMB). Dự án sử dụng vốn vay ODA của JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, do Bộ GTVT trực tiếp làm chủ đầu tư, PMU 2 đại diện chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai, ngoài trở ngại về GPMB thì dự án còn gặp phải khó khăn rất lớn trong công tác đấu thầu. Lần đấu thầu đầu tiên, có gói thầu đội giá lên tới 180% giá dự toán khiến dự án bị "giậm chân tại chỗ" trong thời gian dài. Ðấu thầu đợt hai, gói thầu số 1 phải chia thành ba gói để tăng khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện cho nhiều nhà thầu tham gia.

Chúng tôi vừa thực hiện chuyến khảo sát tiến độ trên toàn tuyến dự án cao tốc này, nhận thấy những điểm "xôi đỗ", "da báo" trong GPMB còn xuất hiện khá nhiều, đặc biệt tại khu vực thuộc địa bàn Hà Nội. Phó trưởng phòng PID 5 - PMU 2 Nguyễn Mạnh Hà, phụ trách gói PK 1 cho biết: Riêng đoạn đi qua địa bàn Hà Nội dài 23,8 km, nhưng mặt bằng mới bàn giao được 80,7%, còn lại gần 4,6 km vẫn gặp vướng mắc. Nguyên nhân chủ yếu do Hà Nội chưa thu xếp được kinh phí xây dựng các khu tái định cư với tổng số tiền hơn 326 tỷ đồng. Mặt khác, khi Hà Nội áp giá đền bù theo phương án mới, kinh phí "đội" lên năm lần nên càng khó khăn. Giám đốc Ban điều hành gói thầu PK1A Phạm Huy Hiền cho biết: Trong số mặt bằng chưa thi công được, có đoạn 700 m địa phương đã bàn giao cho chúng tôi nhưng phương tiện máy móc không thể vào được vì hai đầu đều bị chắn, không có đường. Theo cam kết của chính quyền địa phương, cuối quý II tới, mặt bằng của gói thầu này mới giải phóng xong. Gói thầu PK 1B, thuộc địa bàn huyện Ðông Anh (Hà Nội) và huyện Yên Phong (Bắc Ninh), dù nhà thầu đã nhận bàn giao mặt bằng nhưng lại xuất hiện tình trạng người dân tái lấn chiếm. Ðại tá Lâm Văn Tế, Giám đốc ban điều hành liên danh nhà thầu Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) - Tổng công ty Vinaconex cho biết, nhà thầu đã nhận bàn giao hơn 10 km theo lý trình của tuyến nhưng thực tế đến cuối tháng 2 vừa qua mới chỉ thi công được hơn tám km, còn hơn hai km nữa bị vướng mặt bằng, trong đó có hơn 850 m thuộc xã Dục Tú (huyện Ðông Anh, Hà Nội) bị người dân tái lấn chiếm. Ngoài ra, toàn bộ hệ thống đường dây điện cao thế, hạ thế hiện vẫn chưa di dời được.

Tổng Giám đốc PMU 2 Nguyễn Ngọc Long đánh giá, trên tổng số hơn 61 km chiều dài toàn tuyến, hiện đã được bàn giao 58 km, có khả năng thi công, tuy chỉ còn lại gần 4 km mặt bằng bị vướng mắc, nhưng tình trạng "da báo" này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung. PMU 2 đã tích cực phối hợp chính quyền địa phương để tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, cần thiết phải sử dụng những biện pháp quyết liệt hơn. Vừa qua, sau khi có văn bản kiến nghị của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngay các địa phương liên quan và Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam di dời các công trình hạ tầng điện cao thế để bàn giao mặt bằng cho dự án.

Gp rút đy nhanh tiến đ

Ði dọc toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, điều dễ nhận thấy là các phương tiện, máy móc trên công trường đang hoạt động hết công suất, khác hẳn không khí đìu hiu khoảng gần một năm trước đây. Các gói thầu của đoạn PK1 mặc dù còn nhiều khó khăn về mặt bằng nhưng đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Tại gói PK 1A, đã thực hiện 387/596 cọc khoan nhồi (đạt 68%), thi công xong 18/51 bệ trụ cầu. Gói PK 1B, đã thi công được 30% khối lượng những đoạn đã có mặt bằng. Ðặc biệt, trên gói thầu PK 2, do ít vướng mặt bằng và khởi công trước nên đến nay đã cơ bản làm xong móng toàn tuyến. Sau khi đích thân Bộ trưởng Ðinh La Thăng kiểm tra tiến độ dự án, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ, PMU 2 đã thay thế năm nhà thầu phụ năng lực yếu, yêu cầu các nhà thầu mở tài khoản tại dự án để tránh hiện tượng chuyển tiền sử dụng vào việc khác. Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Long khẳng định: Cùng với những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ, từng bước tháo gỡ cho nhà thầu, chúng tôi cũng yêu cầu các đơn vị thi công phải tập trung nguồn lực cho dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng để tạo được những bước tiến đáng kể trong năm nay. Tại các điểm mặt bằng "sạch", PMU 2 yêu cầu nhà thầu tích cực thi công, đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để bù những nơi còn vướng. Bộ GTVT cũng đồng ý để Ban ứng thêm vốn cho nhà thầu và điều chỉnh về cách tính trượt giá, nhằm bù đắp, chia sẻ rủi ro với nhà thầu. Bộ Xây dựng đã đồng ý về việc điều chỉnh điều khoản tính trượt giá trong các hợp đồng. Sau khi Bộ GTVT có chỉ đạo, Ban sẽ trình JICA để chấp thuận cho áp dụng. Ðồng thời, ứng thêm 10% giá trị hợp đồng từ 20% lên 30% cho các nhà thầu để tháo gỡ khó khăn về vốn. Tiền tạm ứng được gửi trực tiếp cho các ban điều hành dự án để đến tay các đơn vị thi công sớm nhất.

Thời gian qua, do GPMB chậm, cùng nhiều khó khăn khác về giá tăng, thủ tục tạm ứng vốn, năng lực một số nhà thầu hạn chế,... đã khiến dự án đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên bị chậm tiến độ so với dự kiến. Vừa qua, mặc dù có sự nỗ lực ở mức cao của đại diện chủ đầu tư và nhà thầu, nhưng các gói thầu vẫn bị chậm tiến độ. Hiện gói thầu PK 1A, PK 1B, PK 2 chậm khoảng sáu tháng, gói thầu PK 1C đang chậm khoảng bảy tháng. Ngoài các nguyên nhân khách quan, PMU2 đánh giá liên danh các tổng công ty Vinaconex, Cienco 1, Cienco 8, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long vẫn chưa thật sự quyết tâm dốc toàn lực cho dự án, chưa tập trung nguồn nhân lực, thiết bị, tài chính cho các mũi thi công trên công trường. Các Ban điều hành chưa chủ động phát huy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, tháo gỡ tại công trường. Ngoài năm nhà thầu đã bị thay thế, trong thời gian tới, PMU 2 tiếp tục đề nghị thay thế các đơn vị thi công nếu không bảo đảm tiến độ cam kết.

Ðại diện lãnh đạo PMU2 đang đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo các tổng công ty, đặc biệt các tổng công ty thuộc bộ có biện pháp đẩy nhanh thi công để bắt kịp tiến độ theo kế hoạch; yêu cầu các nhà thầu tập trung đầy đủ máy móc, thiết bị, tài chính, nhân lực để triển khai theo đúng kế hoạch đề ra; tập trung thi công ngay các điểm găng về tiến độ đã được thống nhất giữa PMU 2, tư vấn, nhà thầu thi công. Ðồng thời, thống nhất với TP Hà Nội về nguồn kinh phí hơn 326 tỷ đồng để Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện tiến hành đầu tư xây dựng các khu tái định cư.

Bài và nh: QUANG HƯNG
Theo Nhandan ĐT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất