Chủ Nhật, 29/9/2024
Giáo dục
Thứ Bảy, 9/4/2011 15:14'(GMT+7)

Để trái non không bị chín ép

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Điều này xem ra phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại và “cởi trói” cho những trường hợp “hơn người” xuất hiện khá nhiều trong xã hội Việt Nam những năm gần đây. Thế giới đã từng ngạc nhiên khi thần đồng Kim Ung – Yong, người Hàn Quốc đi vào sách kỷ lục Guinness với chỉ số IQ đạt 210 điểm; 7 tháng tuổi đã biết viết, 3 tuổi học tích phân, 4 tuổi vào đại học và có bằng tiến sĩ trước khi 15 tuổi.

Quả thật, với những tài năng đặc biệt “tài không đợi tuổi” ấy đã sớm có những đóng góp và cống hiến cho xã hội. Những phẩm chất đặc biệt đó đã được tận dụng và phát huy ưu thế khi nền giáo dục có một cơ chế cởi mở.

Tuy nhiên, có những trẻ khi được xã hội đặt cho cái tên “thần đồng” vì bất ngờ nổi trội hơn những đứa trẻ khác ở điểm này, điểm kia, trong khi chưa có kết luận của các nhà khoa học về khả năng “đặc biệt” đó, thì chúng lại được cha mẹ và xã hội kỳ vọng quá nhiều. Kết quả là, như trái cây bị ép chín, với tâm hồn và tư duy còn non nớt, chúng đã phải có những xử sự như người lớn. Điều đó gây ảnh hưởng đến tinh thần, tác động không tốt đến quá trình học tập và đời sống của các em.

Có những “thần đồng” đến giờ sự phát triển tư duy, trí tuệ không hơn gì những học sinh đồng trang lứa. Thậm chí có em còn có dấu hiệu tự kỷ, mắc lỗi trong diễn đạt tư duy… Như vậy, vô hình trung, việc học sớm, học trước tuổi đã “đánh cắp” tuổi thơ mà các em đáng lẽ được hưởng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh phải vô cùng thận trọng với việc cho con học trước tuổi, vượt lớp.

Quy định ra đời, có nhiều ảnh hưởng đến cuộc đời và sự phát triển của đứa trẻ, do đó, ngoài quy định chung “đủ thể lực” hay “phát triển sớm về trí tuệ”, cần thiết phải có thêm một bộ tiêu chí cụ thể để “hội đồng thẩm định” dễ dàng hơn trong khi xem xét. Có như thế mới mong trái non không bị ép chín./.

(Thu Hà/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất