Chủ Nhật, 29/9/2024
Tin hoạt động
Thứ Tư, 9/11/2011 13:25'(GMT+7)

Di sản ảnh và vai trò trong cuộc sống đương đại

 Ảnh là di sản văn hóa

Theo TS Lê Thị Minh Lý- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị Di sản văn hóa (Hội Di sản văn hóa VN), theo sự phân loại của UNESCO thì ảnh là di sản thông tin tư liệu. Di sản ảnh là một bộ phận tư liệu lịch sử, văn hóa, khoa học và nghệ thuật quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ nó một cách toàn diện.

Theo sự phân tích của ông Chu Chí Thành- Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, chúng ta mới tiếp cận khái niệm di sản ảnh, nhưng ở Việt Nam trước đây, dù chúng ta không gọi là di sản nhưng chúng ta cũng hiểu giá trị trường tồn của di sản đối với đất nước, đối với lịch sử dân tộc, cũng như đối với sự phát triển của đất nước sau này. Chính giá trị di sản ảnh của VN rất lớn khi các nhà nhiếp ảnh đi vào cuộc cuộc sống, thể hiện sinh động các cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của chúng ta. Nhiếp ảnh đã ghi lại một cách chân thực nahát những nhân vật, sự kiện lịch sử lớn của đất nước. Theo nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành, điều quan trọng nhất là chúng ta cần quan tâm đến nội dung của bức ảnh chứ không phải chủ sở hữu của nó là ai. Có được nhận thức như thế, thì chúng ta mới có được một cái nhìn khách quan về di sản ảnh. Chúng ta cũng không nên bó hẹp giá trị nhiếp ảnh trong từng lĩnh vực riêng như: ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật, mà phải chắt lọc những gì tinh túy nhất của nhiếp ảnh gắn với cuộc sống của thời đại.

PGS-TS Nguyễn Văn Huy- Giám đốc Trung tâm Di sản các nhà khoa học lại quan tâm đến "Cái nhìn

PGS-TS Nguyễn Văn Huy- Giám đốc
Trung tâm Di sản các nhà khoa học

Nhân học từ Ảnh"- nhan đề bài tham luận của ông. Khía cạnh nhân học có thể phân tích nhiều khía cạnh khác nhau, điều TS Nguyễn Văn Huy đặc biệt quan tâm là ảnh của các cá nhân và ảnh của các gia đình. Mỗi gia đình đều giữ gìn cho mình các di sản ảnh nhất định. Có những gia đình giữ được các bức ảnh suốt từ đầu thế kỷ 20. Với sức sống hơn 100 năm, những bức ảnh đó ghi lại rất nhiều điều. Nếu chúng ta sưu tập bức ảnh của các gia đình và của các vùng miền khác nhau, thế hệ khác nhau thì chúng ta chúng ta sẽ có được bức tranh về lịch sử và văn hóa thông qua ảnh. Những bức ảnh của các phóng viên báo chí cũng thể hiện tính nhân văn và ghi lại nếp sống, sinh hoạt, văn hóa, cảnh quan của các vùng quê... Điều ông Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh là: chúng ta cũng cần chú ý đến câu chuyện của các nhân vật xuất hiện trong bức ảnh đó. Nếu chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc đời, suy nghĩ của các cá nhân có mặt trong bức ảnh thì các bức ảnh sẽ sâu sắc hơn, có hồn hơn.

Việc bảo vệ, giới thiệu, sử dụng di sản ảnh là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có cơ quan quản lý di sản ảnh và di sản ảnh được quan tâm để bảo vệ một cách có chiến lược lâu dài.

Phát huy giá trị di sản nhiếp ảnh- cách nào?

TS Lê Thị Minh Lý phân tích: thật khó hình dung nếu cuộc sống của chúng ta giờ đây thiếu nhiếp ảnh. Để phát huy tốt giá trị của di sản ảnh, điều quan nhất là có chính sách bảo vệ di sản. Cần bổ sung khái niệm di sản ảnh vào các văn bản qui phạm pháp luật; nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân ở VN đối với việc bảo vệ di sản ảnh và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan; bổ sung quan niệm về chủ sở hữu di sản ảnh vào các văn bản qui phạm pháp luật. Có cơ chế thống nhất để quản lý, bảo vệ di sản. Đó chính là mô hình Trung tâm lưu trữ và Triển lãm ảnh với tư cách như một bảo tàng ảnh.

Thời gian gần đây, Việt Nam đã được sự giúp đỡ của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp và vùng Wallonie – Bruxelles, đặc biệt là Bảo tàng Ảnh Charleroi (Bỉ), hỗ trợ, tư vấn về chính sách bảo vệ di sản ảnh và xây dựng Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh Quốc gia (với vai trò như một Bảo tàng Ảnh) cao 8 tầng, rộng 1.200m2, diện tích sử dụng 3.825m2 ở Khu Đô thị mới Dịch Vọng Hậu (gần mặt đường Trần Thái Tông).

Phát biểu tại hội thảo, bà Pascale Delcomminette, Chánh Văn phòng Thủ hiến Wallonie- Bruxelles (Bỉ) đánh giá cao dự án hợp tác này và cho rằng, việc xây dựng được một bảo tàng ảnh đã rất quí, nhưng điều quan trọng hơn là phải có chính sách phù hợp phát huy hiệu quả của công trình này. Đó là phải làm thế nào để tập hợp các bộ sưu tập ảnh mà các cơ quan, đơn vị đang quản lý, đồng thời huy động các bộ sưu tập ảnh cá nhân, tư nhân rất phong phú hiện nay. Sau khi đã sưu tầm được chúng thì chúng ta cần phân loại, trưng bày để làm sao cho các tác phẩm ảnh là những công cụ hữu hiệu để phục vụ việc học tập của công chúng. Cần phải đưa bảo tàng ảnh của VN trở thành thành viên của các mạng lưới bảo tàng quốc tế để nâng tầm của Bảo tàng ảnh VN trên tầm quốc tế.

Bà Pascale Delcomminette gợi ý Bảo tàng ảnh cần phối hợp với các trường học để xây dựng chiến lược tổ chức các chuyến thăm quan, thực tập ở bảo tàng. Bảo tàng là nơi gặp gỡ trao đổi về nghệ thuật ảnh nên cần xây dựng các quán cà phê, cửa hàng hoặc các không gian bên ngoài để trở thành trung tâm hoạt động văn hóa quan trọng trong Khu đô thị mới này.

Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam nêu rõ: để phát huy tầm quan trọng của

Ông Vũ Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ
nhiếp ảnh Việt Nam

di sản ảnh, thời gian tới Hội sẽ tập trung vào hai việc trọng tâm sau: Việc đầu tiên, chúng tôi phải tiến hành sưu tầm, tập hợp và tìm kiếm các địa chỉ có tư liệu ảnh quí cùng với sưu tập ảnh của Hội để biến nó thành kho lưu trữ ảnh quí giá để bước tiếp theo cho việc trưng bày các tác phẩm ảnh này. Đó là việc đầu tiên để trung tâm phải làm. Việc thứ hai là tổ chức ngay các cuộc triển lãm chuyên đề khác nhau, triển lãm của các hội, của các nghệ sĩ để là nơi thu hút công chúng và những người yêu thích ảnh tới đây.- Ông Vũ Quốc Khánh nói.

Bên cạnh đó, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cũng triển khai xây dựng các quầy lưu niệm, nơi xuất bản ảnh, đào tạo nhiếp ảnh, kho tư liệu, xây dựng phần mềm dữ liệu ảnh, xây dựng cửa hàng cà phê ảnh.v.v...

TS Xavier Cononne- Giám đốc Bảo tàng ảnh Charleroi (Bỉ) có những gợi ý rất hữu ích cho hoạt động của Trung tâm lưu trữ và Triển lãm ảnh của Việt Nam. Nơi đây phải là địa chỉ của những người yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh, nhất là những nhà nhiếp ảnh trẻ. Phải làm sao để mỗi tác phẩm nhiếp ảnh không chỉ là minh họa cho mỗi sự kiện mà nó phải đặt ra nhiều suy nghĩ cho bức ảnh đó cho người xem. Lĩnh vực nhiếp ảnh không chỉ đơn thuần dừng lại là hoạt động nhiếp ảnh mà là công nghệ bằng hình ảnh.

TS Xavier Cononne- Giám đốc Bảo tàng
ảnh Charleroi (Bỉ)

 

TS Xavier Cononne tin rằng bảo tàng ảnh của VN không phả i là bản copy của bất cứ bảo tàng nào khác trên thế giới. Việc bảo tàng ảnh của VN đón tiếp các triển lãm quốc tế, trở thành mạng lưới của các bảo tàng ảnh trên thế giới là rất tốt, nhưng điều quan trọng trước tiên là nó phải là sự kết nối các bảo tàng khác của VN thông qua "đối tác tri thức". Phải tạo cho bảo tàng có bản sắc VN, mà ở đó, mọi cách cửa đều được mở để mang lại đời sống lâu bền cho một địa chỉ lưu trữ hình ảnh quốc gia./.

- Thạch Thảo-



 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất