(TCTG)- Châu Mỹ La Tinh là trung tâm của vấn đề năng lượng, ngay cả khi về mặt địa lý nó ở xa hơn so với các dòng thương mại lớn liên quan đến hiđrocacbua. Châu Mỹ La Tinh là trung tâm bởi một số lý do mà nó không nắm vai trò độc quyền, nhưng so với các thị trường Bắc Mỹ thì nó đóng một vai trò đặc biệt.
Những dòng dầu của thế giới
Lý do đầu tiên, khi quan sát đồ thị các dòng thương mại cổ điển, châu Mỹ La Tinh nằm ở giữa một môi trường tương đối an toàn. Bởi so với các thách thức đặt ra ngày nay, nó là vùng duy nhất nằm ngoài các khu vực bị xáo trộn bởi sự lên ngôi của trào lưu chính thống. Ở Trung Đông, châu Á (Trung Á, Đông Á hay Nam Á), Biển Đông và cuối cùng là châu Phi-các khu vực dầu lửa bị coi là “bất ổn định”. Về khu vực dầu lửa ở phương “Bắc”, theo các chuyên gia đây được coi là vùng bắt đầu đi vào giai đoạn xáo trộn. Bởi sự tan băng đặt ra một vấn đề về an ninh ngày càng cấp bách do các núi băng trôi ngày càng nhiều và đe doạ việc khai thác dầu ở ngoài khơi; mặt khác, bởi cũng sự tan băng này sẽ đặt ra những vấn đề về địa chính trị và ngoại giao liên quan các khu vực từ nay “có thể khai thác” giữa các nước chính là Mỹ, Canađa và Na Uy.
Lý do khác, đó là quyền tự trị. Lục địa châu Mỹ La Tinh với những nước quan trọng đang phát triển là một không gian đang nổi lên. Di sản năng lượng không chỉ được coi là một nguyên liệu xuất khẩu, nó cần phải tham gia vào quá trình phát triển dưới hai phương diện: một mặt là cung cấp ngoại tệ và cơ sở hạ tầng, mặt khác là nhân tố chính cho phát triển trong tương lai, điều này sẽ đòi hỏi nhu cầu gia tăng về năng lượng và cơ sở hạ tầng thích hợp. Tất cả các nước có nguồn tài nguyên hoá thạch, trừ Trinidad và Tobago, sẽ có thể coi nguồn tài nguyên hiđrocacbua của nước mình đơn giản như một nguồn ngoại tệ.
Trong bối cảnh khan hiếm năng lượng hoá thạch nói chung, cuối cùng châu Mỹ La Tinh xuất hiện như một không gian cân bằng, với việc quản lý tốt di sản của mình sẽ có thể sẽ cho phép duy trì sự vĩnh cửu trong quá trình khai thác. Về mặt này, cần phải nhấn mạnh rằng lục địa châu Mỹ La Tinh là địa điểm đầy hứa hẹn liên quan các nguồn tài nguyên cần phát hiện, như trường hợp khí đốt được phát hiện những năm 1990. Sự chậm trễ trong khai thác do hai nguyên nhân song hành sau: bạo lực về địa lý và con người và việc Mỹ coi là vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của mình, không cần phải hành động gấp gáp trong điều kiện rủi ro. Bởi vì chính sách năng lượng tuân theo một số quy tắc không thành văn song nhất quán. Lĩnh vực kinh tế năng lượng có thói quen tạo nên ba mốc chính liên quan các dòng dầu lửa và chiến lược hành động bắt nguồn từ đó.
Thứ nhất, dự tính giá dầu lửa thấp, dao động từ 35-50 USD/thùng. Trong trường hợp này, trước hết liên quan đến khai thác, người ta sẽ hoạt động trong khu vực sản xuất tập trung và sẽ đầu tư vào việc thăm dò. Thứ hai, giá từ 50-60 USD/thùng, người ta sẽ ký kết các hợp đồng chuyển nhượng mới và sự đấu giá cao hơn có thể xảy ra. Cuối cùng, giá trên 80 USD/thùng, điều này đòi hỏi cấp bách phải bảo vệ an toàn các nguồn tài nguyên gần mình, đa dạng hoá các nguồn cung cấp và tham gia vào cuộc cạnh tranh, tập trung chính ngoài khu vực sản xuất của OPEC và các nguồn năng lượng khác ngoài dầu lửa và khí đốt chính. Đó cũng là trường hợp mà cân bằng địa chính trị giữa ba thủ lĩnh của thị trường (Ả-rập Xê-út, Iran, Nga) giả sử làm vô hiệu hoá các cuộc xung đột có thể xảy ra để tránh căng thẳng dẫn đến giá dầu quá cao (trên 100 USD/thùng). Trong trường hợp này chúng ta nói tới “sự giảm giá bắt buộc”.
Vấn đề “tăng cường dự trữ” (liên quan dự trữ còn lại so với lượng dự trữ đã sử dụng hết) bây giờ chỉ ảnh hưởng ít đến giả cả. Bởi việc tìm ra (đặc biệt là khí thiên nhiên và dầu lửa) từ năm 1999-2007 đã “đáp ứng” nhu cầu tiêu thụ cùng giai đoạn của thế giới. Ngược lại, rủi ro gắn liền với các khu vực sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá cả (từ 5-10% giá).
Giá ngày càng thấp thì người ta càng khai thác ít (chính sách “dự trữ”) và khai thác ở các khu vực gần đó. Giá càng cao thì các vùng trở nên “cạnh tranh”. Cũng vậy, nếu giá thấp, người ta mua và đầu tư vào Ả-rập Xê-út; nghi ngờ ưu thế của Nga đối với các khu vực lân cận (Cápcadơ, Trung Á); có thể gây sức ép lên Mêhicô, thậm chí huỷ bỏ nhiều mũi khoan có lợi cho Venezuela (năm 1960). Khi giá tăng cao, việc cấp thiết là phải bảo đảm an toàn khu vực có lợi ích ngày càng rộng hơn trên toàn cầu và duy trì quan hệ mềm dẻo với những nước sản xuất chiến lược (ví dụ ngày nay là Nga).
Các nước sản xuất dựa trên ba mốc trên để “giữ vị trí độc quyền” đầu tư mà không phá giá. Vì vậy, đó không phải là điều ngẫu nhiên nếu giá dầu gần đạt mức cao nhất và gần mức thấp nhất.
Cơ chế này, tuỳ tiện “ấn định”, bắt đầu được thực hiện từ cuối cuộc chiến tranh thế giới và cơn sốt dầu lửa đầu tiên (năm 1973). Vì vậy, dầu lửa là đứa con của cuộc chiến tranh lạnh, là sân sau, nó kéo theo ưu thế vượt trội của Mỹ tại lục địa châu Mỹ La Tinh, của Pháp tại Tây Phi, của Nga tại Trung Á…
Sự sụp đổ của bức tường Berlin, sự xuất hiện của những nguy cơ mới, song đặc biệt là toàn cầu hoá kinh tế, đã thay đổi lá bài. Những liên minh chính trị, cũng như những cuộc đối đầu trước mắt đang dần không còn ưu thế nữa: chúng thay đổi, giảm cường độ, đặc biệt không quyết định các hoạt động kinh tế nữa. Thật nghịch lý, “nạn nhân” đầu tiên của hoàn cảnh mới này lại là những sân sau. Điều này thực sự đúng với Pháp hay Nga, nhưng cũng đúng với Mỹ. Song song với đó, các thị trường được đảm bảo an toàn hiện nay (Ả-rập Xê-út, Inđônêxia) và các thị trường tiềm năng (Trung Á, Malaixia, Biển Đông) đang dần mất quy chế phạm vi “được kiểm soát”. Hoặc là do trào lưu chính thống, hoặc là do cạnh tranh giữa các công ty dầu lửa của các nước mới nổi trong ngành công nghiệp hiđrocacbua (Canađa, Trung Quốc, Nga, Na Uy, Nhật Bản…) thậm chí các nước cũ “chịu ảnh hưởng” và ngày nay đang được giải phóng (Vênêzuêla, Braxin, Mêhicô, Nigêria...).
Ở châu Mỹ La Tinh, nơi cung cấp khoảng 45% nhu cầu năng lượng của Mỹ, việc hội nhập vào “là bài mới này” diễn ra thật ấn tượng. Nó bị tàn lụi bởi hai mặt. Thứ nhất liên quan đến những nước có nền công nghiệp hoá dầu và trữ lượng khí thiên nhiên và hiđrocacbua cũ hay mới được xác nhận (Vênêzuêla, Mêhicô, Braxin). Các công ty của họ (và đôi khi được quốc hữu hoá) đạt được các thoả thuận giữa họ và với các đối tác khác ngoài Mỹ (Trung Quốc, Canađa, Nga, Nhật Bản…).
Thứ hai liên quan đến những nước “mới nổi”, giàu tài nguyên, nhưng nền kinh tế còn rất yếu (ví dụ Bôlivia, Êquatơ). Trong trường hợp này, vấn đề kiểm soát các nguồn tài nguyên năng lượng, được chính sách mở cửa thị trường khuyến khích và một nguồn tiêu thụ không loại trừ, trở thành một thách thức chính trị hàng đầu.
Theo báo AGORAVOX.fr