(TCTG)- Nếu như trước đây khai thác năng lượng tại lục địa này thực sự bị phân tán và lỏng lẻo, bắt nguồn từ những nước thường xuyên có lợi ích mâu thuẫn nhau thì từ những năm 1990, các nước đã áp dụng chính sách phối hợp, do 3 nước chính là Vênêzuêla, Braxin và Mêhicô khuyến khích
Di sản năng lượng
Ngược lại với những ý kiến nhận được, cho dù chịu ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh và việc Mỹ can dự triệt để đối với nền kinh tế châu Mỹ La Tinh, hầu như toàn bộ lục địa này là một nhân tố có ý nghĩa và là một nhà sản xuất dầu thô lớn. Cho đến năm 2002, sản lượng dầu của lục địa này đã vượt mức sản xuất của không gian hậu Xô Viết.
Liên quan đến khí thiên nhiên, sản lượng của châu Mỹ La Tinh sẽ tăng gấp ba lần, từ dưới 200 lên 600 tỷ mét khối/năm. Hai nước sản xuất lớn nhất sẽ là Vênêzuêla và Bôlivia.
Nếu như trước đây khai thác năng lượng tại lục địa này thực sự bị phân tán và lỏng lẻo, bắt nguồn từ những nước thường xuyên có lợi ích mâu thuẫn nhau thì từ những năm 1990, các nước đã áp dụng chính sách phối hợp, do 3 nước chính là Vênêzuêla, Braxin và Mêhicô khuyến khích. Sự phối hợp này, không loại bỏ cạnh tranh lẫn nhau và đối đầu vì lợi ích kinh tế, song kể từ những năm 2000 đã được tăng cường và dẫn đến việc thành lập tập đoàn Petroamericana, một hình thức tổ hợp các doanh nghiệp vô hình liên kết 3 công ty của từng quốc gia. Các lý do của “chính sách hợp nhất này” gắn liền với lịch sử mới đây của 3 nước. Mêhicô, nước xuất khẩu lớn vào Mỹ, luôn giữ trong trí nhớ kỷ niệm về biến cố thương mại với người láng giềng Bắc Mỹ này trong giai đoạn 1960-1070. Vào thời điểm đó, vì những lý do phù phiếm (tăng giá dầu tương đối thấp) Mêhicô đã bị Vênêzuêla giành mất thị trường. Dĩ nhiên, đã có những ẩn ý từ phía Washington, nước này luôn hành động khác với những nguyên tắc kể trên: Dầu lửa của Mêhicô được coi như sự an toàn và là nguồn tài nguyên của một “nước thân cận”. Không ai nghi ngờ điều đó và mặt khác, sự phát triển của Mêhicô không được ưu tiên. Thái độ đó ít nhất cũng làm ngạc nhiên và hiện hữu rất lâu trong các cuộc đàm phán về việc thành lập Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (ALENA) một vài năm sau đó.
Về phần mình, với sự đăng quang chức tổng thống của ông Hugo Chavez, Vênêzuêla đã có một cánh tay thép dẫn dắt một mặt tăng cường chính sách quốc tế hóa các hợp đồng dầu lửa với các nước “được coi trọng” (ví dụ Trung Quốc, Nhật Bản) và mặt khác tăng cường phối hợp với các công ty của các quốc gia trong lục địa với các nước sản xuất lớn (Mêhicô, Braxin). Hơn nữa, Chavez không cắt đứt quan hệ với các công ty Bắc Mỹ, đã ký các hợp đồng ưu đãi với một số Bang Bắc Mỹ (Massachusetts) và thiết lập đồng minh chính trị tại châu Mỹ La Tinh bằng cách bán cho các “nước bạn” với giá ưu đãi (Cuba, Áchentina…). Tấm gương về sự tự giải phóng của Vênêzuêla là rất có ý nghĩa. Bài diễn văn của Chavez nhằm nhại lại bài diễn văn của ông Bush: “đối với nước bạn thì giá rẻ, còn đối với kẻ thù thì giá đắt”. Ông đã đặt quan điểm đối lập về chính trị của mình cũng cao ngang và hợp lý với mặt kinh tế. Khung cảnh xung đột được đánh giá dựa trên một tầm nhìn hám lợi và không phải vì hiếu chiến.
Cuối cùng, Braxin là nước đầu tiên thực hiện một chính sách phát triển dài hạn, chọn lựa giải pháp để dành các nguồn tài nguyên của riêng mình cho những nhu cầu trong tương lai và phát triển quan hệ về phía các nước láng giềng (ví dụ Bôlivia) thường xuyên chống lại các công ty Mỹ nhắm vào cùng một thị trường. Theo hướng này, Braxin thích hợp với những nước có sự tranh luận chính trị sâu rộng, thậm chí nước này còn ra vẻ một chủ nghĩa dân túy say mê, điều này liên quan đến vai trò của hiđrocacbua trong quá trình phát triển của các nước thuộc lục địa này. Vấn đề thì đơn giản, song lựa chọn thì khó khăn: có cần phải sử dụng dầu lửa như một nguồn thu ngoại tệ cần thiết để vượt qua giai đoạn bị chỉ trích là một nước chậm phát triển hay cần phải gìn giữ một phần các nguồn tài nguyên hóa thạch để kích hoạt sự phát triển khi cần?
Thực tế, ngược lại với các nước vùng Vịnh, trữ lượng ở châu Mỹ La Tinh phân tán trong nhiều nước: Vì vậy, bán hôm nay, chắc chắn ngày mai thiếu.
Điều hay đối với câu hỏi trên, đó là các câu trả lời sẽ được đưa ra độc lập; cách đây 10 năm, theo một số người, chọn lựa trên sẽ có thể dẫn đến một điều không tưởng. Đó rõ là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy mọi thứ đã thay đổi và nếu tồn tại một sự phụ thuộc lẫn nhau chắc chắn giữa hai bán cầu, châu Mỹ La Tinh không còn là sân sau không có tiếng nói nữa.
Cũng vậy, liên quan đến những nhân vật chủ chốt cổ điển trong trò chơi năng lượng, nếu có rủi ro thì rủi ro đó đến từ những đối kháng mới và những tham vọng mới của các nước sản xuất dầu lửa lớn ở châu Mỹ La Tinh, họ tự cảm thấy đang đi vào một con đường được giải phóng. Hiện tại, họ muốn chơi ngang bằng với các công ty Bắc Mỹ mà đôi khi họ còn tham gia vào các dự án công nghiệp. Họ muốn áp đặt một trật tự mới trong khai thác di sản hóa thạch ở châu Mỹ La Tinh, quả thực ít chuyên chế và xã hội hóa hơn trật tự mà Mỹ duy trì trong đó kết thúc bằng việc làm rối loạn các nước láng giềng. Dù sao đi nữa, trò chơi mới này hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập những công ty của những nước “mới” (Trung Quốc, Pháp, Canađa, Nhật Bản” và nằm trong đối tượng phát triển hám lợi. Tuy nhiên, sự sôi sục giải phóng này diễn ra khi những thách thức mới xuất hiện và có nguy cơ kìm hãm nó.
Theo báo AGORAVOX.fr