Thứ Hai, 23/9/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Ba, 1/7/2014 15:47'(GMT+7)

Đổi mới công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương

GS.TS. Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu kết luận tại Hội thảo

GS.TS. Phùng Hữu Phú - Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phát biểu kết luận tại Hội thảo

Sáng 1/7, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội thảo chuyên gia, góp phần tổng kết 30 năm đổi mới công tác tham mưu trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, khoa giáo và dân vận của các cơ quan Đảng Trung ương.

Hội thảo nhằm cung cấp những luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn trong công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, khoa giáo và dân vận qua 30 năm đổi mới; xây dựng báo cáo tư vấn trình Ban Bí thư Trung ương Đảng, góp phần hoàn thiện đường lối đổi mới, chuẩn bị các Văn kiện Đại hội XII của Đảng.

Với 4 tham luận và 6 ý kiến phát biểu tại 3 phiên thảo luận theo 3 lĩnh vực: Chính trị - tư tưởng, khoa giáo, dân vận, các chuyên gia, nhà khoa học đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, rút ra nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm về công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương qua 30 năm đổi mới.

Tại hội thảo, tham luận và các ý kiến phát biểu tại hội thảo đều khẳng định: Với chức năng tham mưu, tư vấn cấp chiến lược, các Ban, các cơ quan Đảng Trung ương có trọng trách cung cấp các luận cứ lý luận, thực tiễn giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách; triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ và các nghị quyết của Đảng. Các cơ quan Đảng Trung ương làm nòng cốt đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối, quan điểm của Đảng, góp phần xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, văn hóa, đạo đức. Chất lượng tham mưu tư vấn của các cơ quan Đảng Trung ương có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực, trình độ, hiệu quả lãnh đạo của Đảng.

Công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương ngày càng bám sát, nắm bắt kịp thời, trúng hơn các vấn đề thực tiễn đất nước đặt ra, từ đó kiến nghị, đề xuất, tham mưu để Trung ương ban hành các chủ trương đường lối, nghị quyết…phù hợp, kịp thời với tình hình đất nước. Phương thức, cách thức tham mưu đổi mới không ngừng, ngày càng khoa học, bài bản hơn… Nhờ đó, các chủ trương, đường lối, các nghị quyết của Trung ương phát huy tác động tích cực, nhanh chóng đi vào cuộc sống… Cùng đó, những hạn chế trong công tác tham mưu chiến lược, trong chỉ đạo tổ chức thực hiện ở những lĩnh vực còn chưa trúng và đúng đã được nghiêm túc chỉ ra trong các tham luận và ý kiến thảo luận.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, GS.TS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh: Qua 30 năm đổi mới, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, chức năng các cơ quan tham mưu của Đảng về công tác chính trị -tư tưởng, khoa giáo và dân vận ở cấp chiến lược. Đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu của Đảng đã nắm vững chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình, mục tiêu phát triển của Đảng và Nhà nước để tham mưu đúng và trúng vấn đề; chủ động, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, khảo sát, tổng kết thực tiễn; luôn phấn đấu, nỗ lực trong công tác và đóng góp thiết thực vào quá trình xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng và chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.

Tuy nhiên, các tham luận và các ý kiến phát biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong công tác tham mưu chiến lược của Đảng như: Công tác tổ chức, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận cuả Đảng chưa ngang tầm, còn nhiều bất cập. Chất lượng tham mưu còn hạn chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Công tác dự báo tình hình vẫn là khâu yếu, chưa dự báo đúng, trúng để chủ động tham mưu kịp thời vấn đề thực tiễn đặt ra…

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu của các cơ quan Đảng Trung ương, cần chú trọng:

- Tăng cường tính chủ chủ động hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ của ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư giao cho; đồng thời chủ động và kịp thời phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề mới nảy sinh từ đời sống thực tiễn.

- Hướng về cơ sở, lắng nghe và phát huy trí tuệ của nhân dân, của trí thức - đội ngũ tinh hoa của dân tộc; biết chắt lọc ý kiến đóng góp của nhân dân.

- Kiện toàn, củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tham, mưu đúng tầm. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt làm công tác tham mưu; huy động tối đa, triệt để, hiệu quả sự tham gia, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia các cán bộ nguyên là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở các cơ quan tham mưu chiến lược...


Tin và ảnh: Nam Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất