Thứ Tư, 2/10/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Sáu, 3/10/2008 23:33'(GMT+7)

Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên dư luận xã hội ở ban Tuyên giáo các tỉnh, thành phố hiện nay

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới các nhóm xã hội. Ảnh minh hoạ

Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới các nhóm xã hội. Ảnh minh hoạ

Với mục đích góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác dư luận xã hội trong ngành Tuyên giáo, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu những khó khăn và hạn chế của đội ngũ cán bộ, công tác viên dư luận xã hội.

Cuộc khảo sát tiến hành nghiên cứu 199 cán bộ trực tiếp làm công tác dư luận xã hội trên 32 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 khu vực là: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Miền Trung và Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nam bộ, Đông Nam bộ.

Kết quả của cuộc khảo sát được thể hiện trên những tiêu chí sau:

- Về độ tuổi: dưới 31: 20,1%; từ 31 đến 45 : 45,7%; trên 45 : 34,2%. Về học vấn: TC, cao đẳng: 21,2%; đại học : 81,2%; sau đại học: 6,6%. Về kinh nghiệm công tác của cán bộ DLXH: dưới 30 năm: 42,2%; từ 3 đến 10 năm: 49,2%; trên 10 năm: 8,5%.

- Chuyên ngành được đào tạo của cán bộ Dư luận xã hội:Khoa học tự nhiên 7,8%; xã hội học 9,5%; văn học 10,8%; tâm lý học 5,2%; sử học 11,2%; luật 10,8%; chính trị học 34,9%; triết học 9,9%.

Theo kết quả khảo sát cán bộ trực tiếp làm công tác dư luận xã hội tại ban Tuyên giáo ở các tỉnh, thành phố cho thấy 87,7% cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác dư luận xã hội và chỉ có 12,3% số cán bộ được hỏi làm chuyên trách về công tác dư luận xã hội, trong đó cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ chuyên trách về công tác dư luận xã hội được đào tạo từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Tỉ lệ cán bộ được đào tạo từ chuyên ngành xã hội học và tâm lý học là rất thấp.

Xem xét mối liên hệ giữa chuyên môn được đào tạo của cán bộ làm công tác dư luận xã hội với việc bố trí xắp xếp cán bộ trực tiếp làm công tác dư luận xã hội, kết quả khảo sát (bảng 1) cho thấy ngoài các chuyên môn như : Xã hội học, Tâm lý học và Chính trị học ra các các chuyên môn khác được đào tạo không có mối liên hệ nào với việc bố trí, xắp xếp cán bộ làm công tác dư luận xã hội.

Như vậy, ngoài việc bố trí xắp xếp các chuyên môn như Xã hội học, Tâm lý học và Chính trị học, việc bố trí các chuyên ngành khác làm công tác dư luận xã hội là chưa đúng với sở trường và năng lực của cán bộ. Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều cán bộ kiêm nhiệm phụ trách công tác dư luận xã hội và việc sử dụng cán bộ không được đào tạo đúng chuyên môn về nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế về chất lượng và hiệu quả của công tác dư luận xã hội ở ban tuyên giáo các tỉnh, thành phố.

- Về tổ chức và nhân sự.

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các tỉnh, thành phố không có phòng dư luận xã hội, chỉ có ở Ban Tuyên giáo Hà Nội và tp HCM có phòng nghiên cứu Dư luận xã hội chiếm 3,0%. Công tác dư luận xã hội ở các tỉnh, thành phố thường được tổ chức thành các bộ phận, tổ, nhóm phụ trách, nằm trong các phòng chức năng khác (chiếm 62%). đặc biệt có đến 30,7% các tỉnh trong mẫu khảo sát chưa có bộ phận làm công tác dư luận xã hội.

Bên cạnh việc tổ chức các bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội, ban Tuyên giáo ở các tỉnh thành phố còn sử dụng đội ngũ cộng tác viên tại các cơ sở trực thuộc hoặc các cơ sở phối hợp để nắm bắt và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dư luận xã hội. Kết quả điều tra cho thấy gần 70% tỉnh, thành phố có sử dụng đối ngũ mạng lưới công tác viên ở cơ sở, và có 21,6% các tỉnh trong mẫu khảo sát là không sử dụng đội ngũ công tác viên.

Về sử dụng đội ngũ cộng tác viên cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dư luận xã hội

Việc xây dựng và sử dụng đội ngũ cộng tác viên cung cấp thông tin phục vụ cho công tác dư luận xã hội ở cơ sở có vai trò rất quan trọng. Cộng tác viên là những người gần gũi, sâu sát cơ sở hơn, chủ động thu thập thông tin về tình hình dư luận xã hội ở cơ sở, kịp thời định hướng dư luận xã hội. Theo khảo sát số cộng tác viên được sử dụng thường xuyên là 69,8%, không sử dụng thường xuyên là 21,6%.

Đội ngũ cộng tác viên làm công tác dư luận xã hội ở các địa phương đa số là những người có phẩm chất và ý thức chính trị tốt; lòng trung thực; tính khách quan trong quá trình phản ánh và có khả năng phân tích các luồng ý kiến; có mối quan hệ, giao tiếp rộng; có uy tín đối với quần chúng… Theo khảo sát: Có uy tín đối với quần chúng 26,1%; có mối quan hệ, giao tiếp rộng 33,2%; có khả năng tổng hợp thông tin 40,7%; có trình độ, chuyên môn 44.2%; có khả năng phân tích các luồng ý kiến 55,8%; có ý thức về chính trị 63,8%; trung thực, khách quan 65,3%.

Cộng tác viên dư luận xã hội là cán bộ công tác đoàn thể, mặt trận; những người đang công tác tại cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, huyện chiếm gần 60%. Cán bộ đã nghỉ hưu hơn 35%; cán bộ lão thành cách mạng 21,6%; tổ trưởng dân phố, cụm trưởng, khu trưởng, xóm trưởng 27,6%.

Như vậy việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên cơ sở ở các tỉnh, thành phố hiện nay chủ yếu được tuyển chọn từ những cán bộ đương chức, đương nhiệm trong các cơ quan, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã, phường. Việc sử dụng đội ngũ công tác viên độc lập, bên ngoài không ràng buộc với các cơ quan nhà nước chiếm tỉ lệ thấp.

Hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở các tỉnh, thành phố hiện nay chưa được tổ chức và duy trì chặt chẽ, chỉ có 46,9% các tỉnh, thành phố sử dụng và quản lý đội ngũ cộng tác viên, trên cơ sở “Có quy chế riêng cho hoạt động của mạng lưới CTV”; trên 80% cộng tác viên không có thẻ quy định chức năng, nhiêm vụ hoạt động và gần 90% các tỉnh sử dụng cộng tác viên, nhưng không có ngân sách phục vụ duy trì hoạt động của mạng lưới CTV.

Một vài nhận xét chung về công tác dư luận xã hội ở các tỉnh thành phố

Mặc dù cán bộ lãnh đạo, cấp uỷ đảng và cán bộ chuyên viên các phòng chuyên môn của các ban Tuyên giáo ở các tỉnh, thành phố đều nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa và mục đích của công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội ở địa phương mình, nhưng trên thực tế việc tổ chức, việc nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội còn nhiều hạn chế thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Bộ phận làm công tác nghiên cứu nắm bắt dư luận xã hội ở các tỉnh, thành phố thường không phải là một đơn vị độc lập (một phòng chuyên môn có chức năng chuyên trách) mà chỉ mang tính chất là một loại công việc kiêm nhiệm được phân công thêm cho một đơn vị nào đó (ở nhiều tỉnh bộ phận này nằm trong phòng tuyên truyền của ban tuyên giáo hay nằm trong trung tâm thông tin công tác tuyên giáo hoặc do văn phòng ban tuyên giáo phụ trách…, do đó tính năng động và hiệu quả của công tác nắm bắt dư luận bị hạn chế nhiều.

- Việc tuyển dụng đội ngũ công tác viên dư luận xã hội được tiến hành cẩn thận, có tiêu chuẩn rõ ràng, phù hợp với tính chất công việc, nhưng các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, uy tín đối với quần chúng và có mối quan hệ giao tiếp rộng chưa được chú trọng nhiều.

- Việc quản lý và duy trì hoạt động của đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội còn nhiều lúng túng, cơ chế phối hợp cung cấp thông tin và chức năng, nhiêm vụ chưa rõ ràng, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố chưa thiết lập được mạng lưới cộng tác viên ở các cơ sở.

- Thực trạng việc sử dụng cán bộ làm công tác nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội ở các tỉnh, thành phố hiện nay chủ yếu dưới hình thức sử dụng cán bộ kiêm nhiệm, cán bộ chuyên trách được đào tạo đúng chuyên ngành còn thiếu. Đa số cán bộ làm công tác dư luận xã hội được đào tạo từ nhiều chuyên môn khác nhau, thậm chí nhiều chuyên môn ít có mối liên hệ với công tác dư luận xã hội./.

Nguyễn Mậu Việt Hưng

Viện nghiên cứu DLXH, Ban Tuyên giáo TW

———————-

N1 là tần xuất các cán bộ trả lời đuợc học các chuyên ngành đào tạo ở cột bên, do có nhiều cán bộ được đào tạo từ 2 đến 3 chuyên ngành nên tổng % các chuyên ngành lớn hơn 100%.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất