Thứ Ba, 26/11/2024
Môi trường
Chủ Nhật, 17/7/2011 9:20'(GMT+7)

Động vật ăn mồi suy giảm đe dọa hệ sinh thái

Một nhóm các nhà khoa thuộc 22 viện nghiên cứu của 6 nước đã tiến hành một nghiên cứu và đi đến kết luận Trái đất đang trải qua giai đoạn tuyệt chủng lớn lần thứ sáu trong lịch sử. Tuy nhiên hoàn toàn khác với các lần trước, giai đoạn này do các hoạt động gây nguy hại của con người, nhất là phá rừng lấy đất, ô nhiễm, săn bắn trái phép và ngư nghiệp quá mức. Giai đoạn tuyệt chủng này tập trung vào các loài động vật ăn mồi nằm trong tốp đầu của Chuỗi thức ăn.

Nghiên cứu giải thích: ‘‘Các loại động vật đứng đầu Chuỗi thức ăn suy giảm nhanh chóng chắc chắn phản ánh tác động ngày càng lớn của loài người đối với thiên nhiên’’. Giáo sư lâm nghiệp thuộc đại học bang Oregon (Mỹ) và là đồng tác giả của nghiên cứu trên, ông William Ripple nhấn mạnh: ‘‘Những loài động vật ăn mồi và hệ sinh thái đang bảo vệ loài người. Chúng không chỉ tồn tại mà còn bảo vệ chúng ta nữa’’.

Một sự tác động tới toàn bộ đa dạng sinh học

Hậu quả của sự suy giảm trên là rất rõ tại các đại dương cũng như trên đất liền. Ví dụ loài báo ở phía Tây tiểu bang Utah (Mỹ) suy giảm đã dẫn đến loài nai tăng nhanh chóng. Là loài động vật ăn cỏ, chúng đã dọn quang nhiều loài cây. Điều này làm các dòng nước nhỏ cạn dần và làm suy yếu đa dạng sinh học của toàn bộ khu vực trên.

Nghiên cứu kết luận: ‘‘Các kết quả trên chứng minh các loài động vật ăn mồi đứng đầu Chuỗi thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc, chức năng và đa dạng sinh học của phần lớn các hệ sinh thái’’. Điều quan trọng là chúng ta cần hành động ngay lập tức để bảo tồn các loại động vật trên./.

Thái Hà Theo báo Maxisciences.com (Bài dịch)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất