Thứ Bảy, 28/9/2024
Thể thao
Thứ Hai, 28/5/2012 14:34'(GMT+7)

Ế ẩm

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Nhưng ông Hùng mới chỉ là “tạm quyền” huấn luyện viên trưởng!

Nói cặn kẽ hơn, ông Hùng chỉ chịu trách nhiệm làm huấn luyện viên đội tuyển quốc gia trong hai trận đấu giao hữu với Trung Quốc và Hồng Công (Trung Quốc) trong hai ngày 8 và 10-6 tới. Căn cứ vào kết quả (và cả phong độ thi đấu của đội tuyển) trong hai trận đấu này, VFF mới quyết định ông Phan Thanh Hùng có tiếp tục nắm đội tuyển trong chiến dịch AFF Cup vào cuối năm hay không.

Nói thì nói vậy thôi chứ người ta cho rằng dẫu cho đội tuyển có thi đấu thế nào trong hai trận giao hữu tới thì ông Phan Thanh Hùng vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục đi cùng đội tuyển quốc gia.

Bởi khi V-League kết thúc vào tháng 8, đội tuyển mới được tập trung lại, phương án thuê thầy ngoại không được tính đến ở thời điểm này, việc tìm một người khác ngồi vào vị trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển thay cho ông Hùng quả là bài toán nan giải đối với VFF.

Nó bắt nguồn từ thực trạng ế ẩm của chiếc ghế huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia.

Dĩ nhiên, đã ngồi vào cái ghế nóng ấy là phải chịu một sức ép kinh người, nặng hơn núi đè. Suốt 16 năm qua, cái sức ép ấy đã được đặt lên vai các ông thầy ngoại, những người chẳng ngán ngại gì sức ép bởi họ cũng ít nhiều từng sống trong những môi trường có sự cạnh tranh quyết liệt. Và điều quan trọng là nếu không đạt được kết quả như kỳ vọng của người hâm mộ cũng như các nhà quản lý bóng đá Việt Nam thì họ chấm dứt hợp đồng (hoặc bị sa thải) rồi ra đi một cách nhẹ nhàng.

Nay thì sau 16 năm, các ông thầy nội mới phải gánh chịu cái sức ép ghê gớm ấy. Thành công thì không sao, chứ nếu chẳng may thất bại thì chẳng biết chạy đi đâu, tai tiếng ghi vào sử xanh (bóng đá!), ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp rõ rệt.
Vậy nên mới có chuyện nhiều huấn luyện viên nội, gặt hái không ít thành công ở câu lạc bộ, đã hoặc thẳng thừng từ chối, hoặc tìm cớ tế nhị để thoái thác lời đề nghị làm thuyền trưởng ở con thuyền đội tuyển quốc gia. VFF phải ra sức thuyết phục, rồi thay đổi các tiêu chí thật uyển chuyển, mới có ông Hùng chịu gật đầu đồng ý.

Trả lời báo chí, ông Phan Anh Tú, Tổng thư ký LĐBĐ Hà Nội có nói rằng, với huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia, vấn đề tiền lương không phải là yếu tố quan trọng nhất mà cái chính là phải được tin tưởng (kèm theo sự kiên nhẫn), được bảo vệ trong những tình huống mà kết quả chưa được như ý và dư luận không ủng hộ.

Dẫn giải cụ thể ra có thể hiểu thế này. Chẳng hạn nếu huấn luyện viên nội làm 10 trận (ở các giải đấu chính thức) với đội tuyển quốc gia, thắng được 7 thua 3 thì quá tốt rồi. Nếu 5-5 thì còn tạm được. Chỉ cân nhắc có sự thay đổi khi thành tích quá bết bát, thắng 3 thua 7, hay tệ hơn!

Và cũng phải tuyệt đối tránh những yếu tố ngoài chuyên môn can thiệp vào số phận của huấn luyện viên trưởng đội tuyển.

Chứ nếu không, ai mà dám làm!

(Theo: Yên Ba/QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất