Thứ Hai, 14/10/2024
Kinh tế
Thứ Sáu, 26/2/2010 17:24'(GMT+7)

Giá điện mới được tính như thế nào?

Ảnh: Lưu Quang Phổ

Ảnh: Lưu Quang Phổ

Theo thông tư quy định giá điện vừa được Bộ Công thương ban hành, giá điện bình quân 2010 sẽ là 1.058 đ/kWh, tăng 6,8% so với giá điện bình quân thực hiện 2009. Giá than cho sản xuất điện 2010 sẽ tăng không quá 47% đối với than cám 4b, 28% đối với than cám 5 (so với giá than bán cho điện đã thực hiện năm 2009).

Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, việc tăng giá bán điện là bất khả kháng bởi các yếu tố đầu vào cho sản xuất điện (than, khí, dầu, giá nhân công...) đều tăng; thủy điện giá rẻ đã khai thác gần như hết tiềm năng, nếu không tăng giá điện sẽ không thể thu hút các nhà đầu tư, gây nguy hiểm về an ninh năng lượng trong tương lai.

Ông Trần Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, giá điện của Việt Nam hiện ở mức thấp nhất trong khu vực, do đó, nếu không tăng giá điện sẽ không thu hút được đầu tư, ngân hàng sẽ không cho nhà đầu tư vay vốn thực hiện dự án điện, điều này rất nguy hiểm cho nền kinh tế trong tương lai.

 Người thuê trọ cũng được tính tiền điện như chủ nhà, những trường hợp chủ nhà cố tình lấy tiền điện của người thuê gấp 3-4 lần giá nhà nước sẽ bị phạt, thậm chí cắt điện nếu người thuê trọ làm đơn trình báo, cung cấp chứng cứ cho cơ quan điện lực và chính quyền địa phương

Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN khẳng định

“Giá điện mới không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, giá điện cho sản xuất chỉ tăng 6,3% (thấp hơn mức tăng bình quân), các ngành sản xuất phải trả thêm khoảng 2.630 tỉ đồng tiền điện, bằng khoảng 0,36% giá trị gia tăng của sản xuất công nghiệp năm 2010. Một số ngành công nghiệp sản xuất ba ca chi phí tiền điện cao (chiếm 30-40% giá thành sản xuất) như cấp nước, điện phân giá thành sản phẩm sẽ tăng thêm khoảng 2,81-3,15%. Các ngành cán thép, xi măng, giá thành sẽ tăng thêm khoảng 0,2-0,69%. Chi phí tiền điện tăng thêm cho các ngành sản xuất phổ biến ở mức dưới 1% giá thành”, ông Hào cho biết.

Theo thông tư mới, đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, nếu hộ nào sử dụng dưới 50 kWh thì chi phí không đổi so với năm 2009, gia đình nào sử dụng từ 51-100kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 7.000đ/tháng/hộ. Các hộ sử dụng tới 200kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm tối đa khoảng 16.000đ/tháng. Các hộ sử dụng 300kWh/tháng, tiền điện phải trả thêm vào khoảng 26.000đ/tháng; trên 400kWh/tháng, trả thêm 36.500đ/tháng.

Không thể chốt công tơ ngay một lúc

Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), việc chốt công tơ sẽ được thực hiện ngay từ ngày 1.3 đối với các hộ tiêu thụ lớn; còn đối với khoảng 15 triệu hộ gia đình, việc chốt công tơ sẽ được tiến hành dần, giá điện mới sẽ tính từ ngày 1.3 theo lượng điện tiêu thụ bình quân mà hộ đó sử dụng. Công thức tính tiền điện mới đã có tại tất cả các đơn vị phân phối bán lẻ điện.  

Về áp lực tăng giá sau khi tăng giá điện, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định, cơ quan này sẽ có những biện pháp quyết liệt để kiểm soát giá cả của các ngành mang tính độc quyền, độc quyền nhóm hoặc các doanh nghiệp chiếm thị phần chi phối như xăng dầu, than, phân bón…

“Giá cả sẽ tăng nhưng mức tăng chúng tôi sẽ kiểm soát giá cả tăng hợp lý chứ không phải doanh nghiệp muốn tăng bao nhiêu cũng được. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cố tình tát nước theo mưa, tăng giá quá mức sẽ bị xử lý nghiêm. Theo tôi, mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới 7% vẫn thực hiện được, dù rất khó khăn”, ông Thỏa cho biết.

Giá bán lẻ cho các nhà sản xuất:  
 

STT

Đối tượng áp dụng giá

Giá bán điện (đồng/kWh)

1

Cấp điện áp từ 110 kV trở lên

 

 

a) Giờ bình thường

898

 

b) Giờ thấp điểm

496

 

c) Giờ cao điểm

1.758

2

Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV

 

 

a) Giờ bình thường

935

 

b) Giờ thấp điểm

518

 

c) Giờ cao điểm

1.825

3

 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV

 

 

a) Giờ bình thường

986

 

b) Giờ thấp điểm

556

 

c) Giờ cao điểm

1.885

4

Cấp điện áp dưới 6 kV

 

 

a) Giờ bình thường

1.023

 

b) Giờ thấp điểm

589

 

c) Giờ cao điểm

1.938

Quy định về giờ cao điểm, giờ thấp điểm

1. Giờ bình thường:

a) Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

- Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 (05 giờ và 30 phút);

- Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 (05 giờ và 30 phút);

- Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 (02 giờ).

b) Ngày Chủ nhật:

- Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 (18 giờ).

2. Giờ cao điểm:

a) Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

- Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 (02 giờ);

- Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 (03 giờ).

b) Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

3. Giờ thấp điểm

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau (06 giờ).

Giá bán lẻ điện sinh hoạt:  

STT

Mức sử dụng của
một hộ gia đình
trong tháng

Giá bán điện

(đồng/kWh)

1

       Cho 50 kWh đầu tiên

600

2

       Cho kWh từ 51 – 100

1.004

3

       Cho kWh từ 101 – 150

1.214

4

       Cho kWh từ 151 – 200

1.594

5

       Cho kWh từ 201 – 300

1.722

6

       Cho kWh từ 301 – 400

1.844

7

       Cho kWh từ 401 trở lên

1.890


(Theo Thanhnien online)
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất