Thứ Sáu, 18/10/2024
Tuyên giáo các cấp
Thứ Sáu, 31/5/2024 13:44'(GMT+7)

Gia Lai nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở

Đồng chí Đỗ Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc  với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai khảo sát việc thực hiện Quy chế hoạt động Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và công tác biên soạn, phát hành, sử dụng Bản tin Thông tin sinh hoạt chi bộ

Đồng chí Đỗ Phương Thảo, Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tuyên giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai khảo sát việc thực hiện Quy chế hoạt động Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng và công tác biên soạn, phát hành, sử dụng Bản tin Thông tin sinh hoạt chi bộ

MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT

Những năm qua, Đảng bộ tỉnh Gia Lai luôn quán triệt sâu sắc, nhận thức rõ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyện miệng và đội ngũ tuyên truyền miệng ở cở sở là một trong những kênh thông tin quan trọng hàng đầu trong việc tuyên truyền đưa, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân, đưa tiếng nói của Đảng đến với quần chúng nhân dân; góp phần tranh chống lại các quan điểm sai trái thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, xây dựng đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh trên địa bàn.

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực thực hiện công tác tuyên truyền miệng như: Thông tri số 13-TT/TU ngày 03/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về “tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”; Hướng dẫn số 64-HD/BTGTU ngày ngày 10/01/2018 “về triển khai xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 78-HD/BTGTU, ngày 16/11/2022 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về củng cố, kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động tuyên truyền viên nòng cốt của cấp uỷ cơ sở đảng; … làm cơ sở cho việc xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở trên địa bàn. Đặc biệt, từ năm 2022, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp, lựa chọn 08 xã trên địa bàn tỉnh (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông; xã Ia Le, huyện Chư Pưh; xã Hra, huyện Mang Yang; xã Biển Hồ, thành phố PleiKu; xã Đak Rong, huyện Kbang; phường An Bình, thị xã An Khê; xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê; xã Krông Năng, huyện Krông Pa) để xây dựng lực lượng nòng cốt, tập huấn, bồi dưỡng, triển khai công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở. Tổ chức 165 lớp bồi dưỡng, tập huận và cung cấp thông tin cho lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở cho 7.311 lượt người tham gia; tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí hoạt đông; trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ hoạt động tuyên truyền miệng ở cơ sở; biên soạn, chỉnh lý và cập nhật một số nội dung mới, hình thành khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cung cấp cho lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở

Qua đó, công xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở và đạt được nhiều kết quả thiết thực.

Thứ nhất, đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở được xây dựng rộng khắp ở các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở; đến tháng 6/2024, 17/17 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 5.004 đồng chí tham gia vào lực lượng nòng cốt tuyên truyền của cấp ủy đảng. Cơ cấu, tiêu chuẩn của lực lượng tham gia làm công tác tuyên truyền miệng ở cơ sở cơ bản đảm bảo theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh; đảm bảo các yếu tố về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ tuyên truyền, có bề dày kinh nghiệm, nhiều chức vụ lãnh đạo và lĩnh vực công tác, có uy tín trong cộng đồng, am hiểu phong tục tập quán, tâm lý của người dân, đã giúp tiếp cận đa dạng đối tượng, thành phần ở cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền miệng. Đây là những người đóng vai trò quan trọng trực tiếp nắm bắt, triển khai và tổ chức thực công tác tuyên truyền theo mục đích, yêu cầu, kế hoạch của cấp ủy, địa phương đến với quần chúng nhân dân.

Hội thảo khoa học lần thứ hai, Đề tài “Thực trạng và giải pháp xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

Hội thảo khoa học lần thứ hai, Đề tài “Thực trạng và giải pháp xây dựng lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.

 

Thứ hai, hoạt động của đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở ngày càng được nâng cao, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đã kịp thời tuyên truyền, phổ biến và góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân; phát hiện, cổ vũ những nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với các luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, các tư tưởng lạc hậu, việc làm sai trái ngay từ cơ sở, tăng cường gắn bó giữa Đảng với Nhân dân, tạo sự thống nhất tư tưởng, cũng như tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, nội dung và phương thức tuyên được đội ngũ tuyên truyền miệng chú trọng đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn và trình độ, nhận thức của các đối tượng người dân. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ vận dụng vào thực tiễn; kết hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ sở, đa dạng hóa hình thức cung cấp thông tin, nhất là cung cấp, định hướng các vấn đề thời sự, chính trị nổi bật, tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, những vấn đề dư luận xã hội đang “nóng”; định hướng đấu tranh phản bác, chống lại âm mưu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền, cảnh giác trước các thủ đoạn tuyên truyền kích động bạo loạn chính trị, gây rối trật tự trị an ninh, vượt biên trái phép... Chú trọng phương thức thông tin hai chiều để đối thoại, giải thích cho quần chúng nhân dân hiểu, năm bắt các nội dung tuyên truyền; đồng thời, thông qua đó, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khắn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

Thư tư, bên cạnh phát triển về số lượng, chú trọng phát triển chất lượng đội ngũ tuyên truyền miệng ở sơ sở. Đội ngũ tuyên miệng được lựa chọn kỹ lượng từ các thành phần, với 1.271 đồng chí là bí thư chi bộ thôn; 1.936 trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, phó trưởng thôn, tổ phó tổ dân phố; trường, phó ban công tác mặt trận; số còn lại là cán bộ, công chức, giáo viên, đảng viên cơ sở nên ngoài trình độ, kiến thức am hiểu thực tiến và phong tục tập quán của người dân tại địa phương; được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tuyền miệng thương xuyên nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ tuyên truyền trong tình hình mới. Tích cực thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trong đó nổi bật là việc tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan,… Tại một số thời điểm có vụ việc nổi cộm, phức tạp xảy ra trên địa bàn, lực lượng nòng cốt đã bám sát định hướng, nhiệm vụ được cấp ủy phân công, thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân ổn định tư tưởng, giúp cấp ủy nắm chắc tình hình, có giải pháp xử lý kịp thời, không để phát sinh điểm nóng ở cơ sở.

Bên cạnh những kết quả đó, hoạt động đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở có những khó khăn hạn chế.

Một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng “là một trong những kênh thông tin quan trọng, chính thống, không thể thay thế”, chưa chú trọng củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác công tác tuyên truyền miệng, tuyên truyền viên, thậm chí còn tâm lý khoán công việc này cho hệ thống tuyên giáo, ít có sự quan tâm phối hợp và tổ chức thực hiện.

Việc xác định số lượng, cơ cấu lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng cơ sở tại một số địa phương chưa có sự đồng bộ, thống nhất. Việc nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị cũng tổ chức xây dựng lực lượng tuyên truyền viên cũng tạo sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ trên.

Nhiều trường hợp tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở trình độ, kỹ năng còn nhiều hạn chế thiếu tinh thần trách nhiệm, kết hợp với chính sách đãi ngộ có mặt còn chưa đáp ứng nên việc quản lý, thu hút vào lực lượng có lúc, có nơi còn hạn chế.

Phát huy vai trò cán bộ dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền miệng - Nguồn: baogialai.com.vn

Phát huy vai trò cán bộ dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền miệng - Nguồn: baogialai.com.vn

 

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUÝ

Từ vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền miệng và thực tiễn tổ chức xây dựng và hoạt động đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua; những kinh nghiệm được rút ra để tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới đó là:

Một là, cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư khóa XIII về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, Quyết định số 973-QĐ/BTGTW, ngày 15/12/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Quy chế hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng. Xác định tuyên truyền miệng là công việc quan trọng và cần thiết, là nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ đảng viên và của cả hệ thống chính trị nhằm tuyên truyền đưa chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống một cách thiết thực, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu cấp ủy, người đứng đầu cơ quan đơn vị nhận thức đầy đủ, đề cao trách nhiệm thì việc xây dựng lực lượng và triển khai hoạt động của lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở cơ sở có chất lượng, hiệu quả và ngược lại.

Hai là, cấp ủy địa phương phải chủ động, trực tiếp lựa chọn và xây dựng được lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng của mình đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng; cần phải lựa chọn những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công việc; chủ động, nhạy bén trên mặt trận tư tưởng, có khả năng phân tích, dự báo những vấn đề phát sinh,.... Thường xuyên phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng; duy trì, tổ chức có nền nếp các hội nghị báo cáo viên; cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu, giao nhiệm vụ, định hướng hoạt động, đồng thời quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về chế độ, chính sách, cơ sở vật chất và trang thiết bị phù hợp để lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng cơ sở hoạt động hiệu quả.

Ba là, các đồng chí tham gia vào lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng cần bám sát quy chế, tích cực vận dụng các kỹ năng, kiến thức vào thực tiễn hoạt động tuyên truyền, nhất là tuyên truyền để nhân dân đồng thuận thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; nhận diện và có cách thức thích hợp đấu tranh với các quan điểm sai trái, xuyên tạc. Đồng thời lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng cần quan tâm, chú ý nắm bắt tình hình, tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, từ đó kịp thời thông tin, phản ánh ý kiến để cấp ủy, chính quyền có giải pháp tháo gỡ, định hướng kịp thời.

Bốn là, hoạt động tuyên truyền miệng phải đẩy mạnh tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt; các tập thể và cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua yêu nước nhằm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”. Đồng thời, tăng cường đối thoại, định hướng tư tưởng, đấu tranh ngăn chặn kịp thời các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; làm thất bại mọi âm mưu, thủ động của các thế lực thù địch, phản động,cơ hội chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.

Năm là, để tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động của đội ngũ tuyên truyền miệng cơ sở, Ban Tuyên giáo Trung ương cần sớm có hướng dẫn, cập nhật chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng ở cơ sở để thực hiện thống nhất trong cả nước. Đồng thời căn cứ Chỉ thị 30-CT/TW của Ban Bí thư về công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới cần sớm phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tham mưu quy định và hướng dẫn chi trả chế độ thù lao, bồi dưỡng đối với đội ngũ tuyên truyền viên nòng cốt ở cơ sở khi tham gia thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng./.

 

Võ Hoàng Bình

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất