Thứ Bảy, 28/9/2024
Văn hóa
Thứ Tư, 13/1/2016 20:57'(GMT+7)

Giáo dục nghệ thuật cho các em thanh thiếu nhi trong thời kỳ hội nhập

Một tiết mục biểu diễn đặc sắc của các em thiếu nhi tại Trung tâm Star Music (Ảnh: Diệu Linh)

Một tiết mục biểu diễn đặc sắc của các em thiếu nhi tại Trung tâm Star Music (Ảnh: Diệu Linh)

Lúc sinh thời, Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến giáo dục toàn diện, với sự cân bằng cả về giáo dục đức lẫn tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới - con người xã hội chủ nghĩa. Người từng dạy: "Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất". Đối với thời đại ngày nay, để phấn đấu đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh không chỉ phụ thuộc vào nhiều hay ít lao động vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên mà chủ yếu là khả năng phát huy đến mức cao nhất tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người.

Khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã họp và ban hành  Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; trong đó Đảng ta chỉ rõ: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học…. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Mục tiêu xây dựng văn hóa cũng là mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời là chủ thể của sự phát triển.

Hướng tới con người toàn diện thông qua việc xây dựng các môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội); giáo dục: “đức, trí, thể, mỹ” - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh... và thực hiện theo từng thời kỳ, đối tượng, độ tuổi nhất định. Trong các yếu tố cấu thành trong giáo dục trên, văn học, nghệ thuật nói chung hay “mỹ” (cái đẹp – pv) đóng vai trò quan hết sức quan trọng. Văn học, nghệ thuật nói chung được coi là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, là cầu nối, hướng con người tới cái đẹp. Văn học, nghệ thuật nói chúng là lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, bài viết chỉ đề cập tới khía cạnh giáo dục nghệ thuật. Cụ thể hơn, đó chính là việc giảng dạy âm nhạc, mỹ thuật, thể dục dành cho đối tượng thiếu nhi tại các trung tâm đào tạo năng khiếu tại Hà Nội hiện nay.

Thực tế cho thấy, hướng tới đối tượng thiếu nhi, nhằm đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của nhân dân, bên cạnh việc đào tạo tại các cơ sở đào tạo công lập: trường mầm mon, trung tâm, nhà văn hóa của nhà nước… nhiều trung tâm nghệ thuật đã được thành lập tại các tỉnh, thành trên phạm vi cả nước, nhất là những thành phố lớn. Tại Hà Nội, chỉ tính riêng quân Hà Đông, theo tổng hợp cũng có khoảng hơn 30 trung tâm đào tạo nghệ thuật được thành lập và đang hoạt động. Phần lớn các trung tâm nghệ thuật này đã đáp ứng được như cầu về các tiêu chí nhằm xây dựng một môi trường giáo dục nghệ thuật lành mạnh, đạt hiệu quả. Tiêu biểu như Trung tâm nghệ thuật Ánh Huyền, trung tâm nghệ thuật Ban Mai, Trung tâm Nghệ thuật Star music (có trụ sở chính tại Trường MN Búp Sen Hồng - phường Mỗ Lao, quận Hà Đông)... Như tại Trung tâm Nghệ thuật Star Music hiện này đang nuôi dưỡng nhiều tài năng nghệ thuật với nhiều tiêu chí đặt ra nghiêm ngặt và đạt được những hiệu quả đối với giáo dục nghệ thuật lứa tuổi thiếu nhi như:

Một là, xây dựng hệ thống giáo trình riêng, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Thời lượng mỗi tiết dạy không quá dài, gây cảm giác chán nản cho học sinh, theo phương châm vừa học vừa chơi. Số lượng học sinh phù hợp với từng lớp học. Đa dạng các lớp học: học múa, học thanh nhạc, học đàn, học võ… để học sinh có thể chọn lựa những lớp học theo yêu thích, nhằm phát huy những thế mạnh của mình. Mặt khác, cũng là cơ hội để giao lưu, học hỏi giữa học sinh và phụ huynh trong quá trình học tập.

Hai là, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao. Tất cả các giáo viên dạy tại Trung tâm đều đạt trình độ chuyên môn, chuyên ngành từ đại học trở lên, được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm cũng như những kiến thức cơ bản về tâm lý lứa tuổi; quan trọng hơn cả đó tính là niềm đam mê nghệ thuật, yêu nghề, yêu trẻ.


  Các em sẽ được dạy nhiều bộ môn nghệ thuật năng khiếu
  khác nhau để phát triển toàn diện (Ảnh: ĐL)

Ba là, trung tâm thường xuyên tổ chức những buổi tổng kết, báo cáo, nhằm đánh giá kết quả học tập của từng học sinh khi đã quá một thời gian đào tạo tại Trung tâm. Để tạo nhiều một sân chơi bổ ích sau một thời gian học tập, nhằm phát huy khả năng năng khiếu trong các bộ môn nghệ thuật mà các học viên đang theo học, đặc biệt, là giúp các học viên nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, nuôi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện tính cách và sự tự tin thể hiện bản thân trước đám đông…

Có thể thấy rằng, việc giáo dục, hướng tới con người toàn diện, mà cụ thể hơn là giáo dục nghệ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. giáo dục nghệ thuật cũng như giáo dục các loại hình, kiến thức khác cân được trau dồi từ rất sớm, nhất là đối với lứa tuổi thiêu nhi, mầm non nhằm đạt được hiệu quả cao. Bên cạnh việc đào tạo tại các trường công lập, thì việc hình thành lên nhiều trung tâm giáo dục nghệ thuật như Trung tâm Star Music nói trên là rất thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo con người, hướng tới con người toàn diện cả Chân - Thiện - Mỹ; đáp ứng nhu cầu đối với thời đại hội nhập hôm nay./.

Diệp Linh
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất