Thứ Ba, 8/10/2024
Đời sống
Thứ Hai, 1/11/2010 21:26'(GMT+7)

Giới trẻ đang "rỗng" trong ứng xử

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Diễn là chính

Thật hiếm để tìm ra một bạn trẻ thiếu hiểu biết trong thời buổi  ngày ngày vài  ba buổi cắp sách đến trường, thông tin rót tận tai, được cung cấp sẵn những tamplates (tin nhắn mẫu) mĩ miều để ứng xử.  Có thể, chỉ còn chút nông nổi trong khoa học chứ với những ứng xử thông thường thì hẳn là quá đủ. Thế nhưng, đằng sau mỗi lời cảm ơn cất lên từ cái miệng xinh đẹp, lời tỏ tình, lời khẳng định chính kiến, thái độ…  vẫn trống rỗng một điều gì đó của người chưa có thiện ý ứng xử. Khi nhắc một cô gái đi xe máy quên gạt chân trống, khi dựng hộ ai đó chiếc xe đổ… ta nhận được một lời cảm ơn gọn sắc đến bất ngờ. Lời cảm ơn cũng là lời cắt đứt và tỗng tiễn thật “êm” một mối giao tiếp bất đắc dĩ. Nói đó là sự vô ơn ư? Đương nhiên là không phải, đúng hơn là một lệnh được lập trình và mã hoá. Bên trong nó không chứa một cảm xúc đối thoại nào.

Chuyện ngoài đường có thể xem là chuyện vặt nhưng nhìn vào những mối quan hệ bền chắc hơn cũng vậy. Một nụ cười hẳn đã được luyện “công phu”, cái bắt tay, lời nói điệu đà, nũng nịu, một tin nhắn với nhưng kí hiệu tinh nghịch, yêu thương…Ấy thế  mà bỗng dưng quay ngoắt 180º chỉ vì một chút hồ nghi hay phật ý. Những người thuộc thế hệ trước sẽ có cảm giác giới trẻ mềm mỏng nhưng không hiền hậu. Sự nhẹ nhàng chỉ nhắm đến một cái đích lọt tai chứ thực tâm là thế nào thì chưa rõ. Quả thực, bản thân nhiều bạn trẻ dù không chủ tâm lí giải nhưng cũng phần nào cảm nhận được sự bất cập đó của thế hệ mình và thốt lên: ảo quá, diễn quá.
 
Thích giao lưu nhưng chưa biết đối thoại

Không khó để bạn nhận ra rằng, trong các cuộc gặp gỡ và tụ tập, nhiều bạn trẻ nói chuyện rất rôm rả. Nhưng, hình như ai cũng muốn nói để người khác nghe, để khỏi “kém miếng” chứ chưa thật sự đối thoại. Nhìn rộng hơn, nhiều người trẻ tuổi thích công nghệ mới nhưng lại ôm ấp một quan điểm thủ cựu với cái tôi bất biến: không muốn, không thích và không cần đổi thay.

Trong thực tế, giới trẻ chỉ muốn cái tôi của mình được ra lời phán quyết trong mọi giao tiếp. Với nhiều người, bất kể phải giao lưu với lứa tuổi nào, khi mình ở vai vế nào, dù phải cất tiếng “dạ”, tiếng “vâng” cũng  vẫn mang một uy lực của riêng mình. Xin thưa, đó là một “chính kiến”, “bản lĩnh” xây dựng theo phong trào. Theo kiểu: mặc thế này, nói thế này, đi xe này…tôi sẽ là chính mình. Quả đúng là một bản sắc riêng được số đông công nhận. Bởi vậy, trong ứng xử, sự trống rỗng hiện rõ bởi cái tâm của người đó. Cái tâm chơi với bạn nhưng muốn hơn bạn; “vâng”, “dạ” với người lớn hơn, có học thức hơn nhưng không chịu thua kém; tỏ ra chơi đẹp với người nhỏ tuổi hơn những vẫn muốn ra oai. Điều đó chưa phạm vào một chuẩn đạo đức nhưng cứ ăn mòn dần cái tâm của lứa tuổi đang cần thành tâm học hỏi và đối thoại.

Hãy tự là chính mình để nhận nhiều hơn thế


Không thể trách cứ ai khi chính giới trẻ đã làm rỗng tâm hồn mình. Từ việc người lớn “lạm phát” lời khen với họ, thổi vào họ tinh thần siêu nhân để họ đã phần nào tự huyễn về sự siêu việt của bản thân. Từ đó, nhiều bạn trẻ đã mang niềm tin ấy đi nhiều hơn và giao lưu nhiều hơn nhưng chưa bao giờ có ý nghĩ mình sẽ phải học ai và nghe ai nói. Khi chưa tự là chính mình họ cần được cộng đồng thừa nhận. Thừa nhận một cái riêng của mình mà ngay bản thân họ cũng lơ mơ sao chép. Oái oăm một nỗi vì chưa bao giờ chân thành với những gì là của riêng mình, không thật tâm hoá thân vào những ứng xử trong các mối quan hệ, giới trẻ càng thấy mình mất mát nhiều hơn. Bởi, chỉ có một lối đi duy nhất là tích luỹ đầy đặn một bản sắc, thành thật với mọi bình diện của con người mình, bạn sẽ lấp đầy những trống rỗng ấy. Với mỗi đích đến, chân tình vẫn là con đường ngắn nhất./.

Theo Lao Động online

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất