Thứ Tư, 2/10/2024
Kinh tế
Thứ Bảy, 3/12/2011 16:45'(GMT+7)

Hà Nội: xây dựng nông thôn mới gắn với hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung

Xây dựng kênh mương nội đồng tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) - một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội. Ảnh: Văn Thắng.

Xây dựng kênh mương nội đồng tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn) - một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của Hà Nội. Ảnh: Văn Thắng.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng chú trọng xây dựng các chuỗi nông sản liên kết khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tạo điều kiện tốt nhất để nông dân nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, nhất là các mặt hàng nông sản là thế mạnh của nông dân Thủ đô như: lúa chất lượng cao, cây ăn quả, hoa công nghệ mới.v.v.

Theo TTXVN, Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến thời điểm này, thành phố đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, đạt năng suất và chất lượng cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại Phú Xuyên, Thanh Oai, Chương Mỹ...; vùng rau an toàn tại Văn Đức, huyện Gia Lâm với quy mô 250 ha; vùng trồng cây ăn quả đặc sản gồm nhãn muộn, bưởi Diễn, thanh long ruột đỏ...tại Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức...; khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại Thanh Trì, Ứng Hoà, Mỹ Đức. Chất lượng nhiều sản phẩm do nông dân Hà Nội sản xuất như: quả, gạo đặc sản, rau an toàn, sữa bò tươi cũng đã được thị trường trong nước đón nhận và đang hướng tới xuất khẩu.

Đặc biệt, tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung này, chính quyền các địa phương, ngành nông nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các nhà khoa học, các doanh nghiệp và nông dân để xây dựng mối liên kết 4 nhà ( nông dân- doanh nghiệp- nhà khoa học - nhà quản lý) trong suốt quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm và làm cơ sở để xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm. Nhiều vùng sản xuất tập trung tại các xã điểm xây dựng nông thôn mới vì vậy hiệu quả kinh tế đã được nâng lên rõ rệt. Điển hình là vùng sản xuất lúa hàng hoá, tập trung với tổng diện tích 100 ha ở xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai với giống chủ lực là Bắc thơm số 7 chỉ sau 2 năm sản xuất đã cho giá trị kinh tế đạt xấp xỉ 22,5 tỷ đồng, cao hơn so với sản xuất các loại lúa thường trước đây khi chưa được quy hoạch vùng sản xuất tập trung trên 7 tỷ đồng./.

TH

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất