Thứ Hai, 25/11/2024
Chung sức phòng chống thiên tai
Thứ Tư, 6/12/2023 8:0'(GMT+7)

Hà Tĩnh nâng cao nhận thức của cộng đồng, chủ động ứng phó, giảm thiểu rủi ro do thiên tai

Thông qua các chuyên đề tại đợt tập huấn đã góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho lực lượng xung kích.

Thông qua các chuyên đề tại đợt tập huấn đã góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai cho lực lượng xung kích.

Các hình thái thiên tai, bão lũ tại Hà Tĩnh diễn biến ngày càng khó lường, tác động xấu tới phát triển kinh tế - xã hội. Trận lũ cuối tháng 10/2023, Hà Linh (Hương Khê) là địa phương chịu hậu quả nặng nề. Mưa lớn liên tiếp nhiều ngày, địa hình sâu trũng làm ngập cục bộ 12/12 thôn với 134 nhà dân bị ngập sâu. Đường H95 (gần bờ sông Ngàn Sâu) bị sạt lở mặt đường nghiêm trọng, đập Khe Cọi bị sạt lở thân đập; thiệt hại 10 ha ngô, 15 ha cam bưởi, 3 ha rau và 18 ha cây trồng khác. Đặc biệt, mưa lũ tại xã Hà Linh đã làm 2 người chết.

Được biết, năm 2023, Đề án 553 được triển khai rộng rãi trên 13 xã thuộc 13 huyện, thị xã, thành phố. Ngành chuyên môn đã tập huấn cho đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp thôn với 853 học viên, tập huấn nâng cao năng lực cho hàng ngàn người là lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã và người dân.

Theo đồng chí Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh thông tin cho biết, Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức tập huấn Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 553) tại địa phương. 100% đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp thôn, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai và người dân trên địa bàn đã được tìm hiểu về diễn biến khí hậu, thiên tai trên địa bàn cả nước nói chung và các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng.

Dịp này, các học viên tiếp tục được trang bị thêm về các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, xây dựng kịch bản “4 tại chỗ” trong phòng chống thiên tai ở từng địa phương... Đây là cơ sở quan trọng, góp phần nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho chính quyền cấp cơ sở và người dân. Từ đó, giúp chính quyền cơ sở sát sao hơn trong công tác chỉ đạo điều hành, người dân cũng chủ động hơn trong công tác ứng phó và giảm nhẹ hậu quả do thiên tai gây ra”.

Các địa phương cần tuyên truyền, tập huấn cho người dân về công tác phòng chống thiên tai

Các địa phương cần tuyên truyền, tập huấn cho người dân về công tác phòng chống thiên tai

Và không chỉ năm nay mà cứ hễ xảy ra thiên tai, lũ lụt, địa phương này đều bị ảnh hưởng, gây thiệt hại tài sản, uy hiếp tính mạng người dân, tác động xấu tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, công tác truyên truyền về phòng chống thiên tai (PCTT) luôn được ngành chuyên môn ưu tiên thực hiện tại địa phương này.

Huyện Cẩm Xuyên với đặc thù địa hình có nhiều xã nằm xen kẽ giữa vùng đồi núi với vùng sâu trũng, ven sông, ven biển nên thường phải chịu hậu quả nặng nề khi xảy ra thiên tai, mưa lũ. Trận lũ lịch sử hồi năm 2020 đã khiến hàng loạt xã trên địa bàn huyện ngập sâu, gây thiệt hại 1.700 tỷ đồng, 1 người tử vong và 27 người bị thương. Bởi vậy, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về phòng chống thiên tai để giảm thiểu rủi ro luôn được chú trọng thực hiện.

Mưa lũ cuối tháng 10/2023 khiến đập Tắt ở xã Hòa Hải (Hương Khê) bị vỡ.

Mưa lũ cuối tháng 10/2023 khiến đập Tắt ở xã Hòa Hải (Hương Khê) bị vỡ.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Văn Danh cho biết, Huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai tốt công tác tập huấn tuyên truyền Đề án 553 năm 2023 tại xã Cẩm Thành với hàng trăm người tham gia. Khóa tập huấn đã củng cố thêm kỹ năng ứng phó, phòng chống thiên tai đối với người dân vùng lũ. Từ thực tiễn cho thấy sự chủ động, ý thức người dân góp phần ứng phó với thiên tai hiệu quả.

Dựa trên những kiến thức, nền tảng được trang bị, huyện đã xây dựng kế hoạch và tiếp tục chỉ đạo 100% xã, thị trấn tăng cường thông tin truyền thông, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai; đảm bảo thông tin được phổ biến tới từng người dân tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai. Đồng thời củng cố, kiện toàn các đội xung kích PCTT tại các xã, thị trấn để chủ động ứng phó và khắc phục ảnh hưởng thiên tai”.

Hà Tĩnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như: lốc xoáy, dông sét, hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới... gây mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Tính riêng trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 2 đợt mưa lũ khiến 3 người chết (ở Hương Khê), có 3.800 nhà ở bị ngập, hàng trăm ha cây rau màu, nông nghiệp bị hư hỏng, hơn 417 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; gần 3.600 con gia cầm và 19 con gia súc bị chết, cuốn trôi.

Ngoài ra, mưa lũ khiến 12 đập thủy lợi bị vỡ, sạt lở; 5 cống, 1 trạm bơm bị sạt lở; cuốn trôi gần 3.400 m kênh mương, hơn 2.000 m kè và hơn 4.950 m bờ sông, bờ biển bị sạt lở, hư hỏng. Cùng đó, hạ tầng giao thông, lưới điện cũng bị ảnh hưởng...

Thu Hằng
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất