Thứ Hai, 25/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 23/7/2009 11:29'(GMT+7)

Hà Tĩnh:Phát hiện ấn đồng cổ thời Tây Sơn

Mặt trên và mặt dưới của chiếc ấn đồng cổ

Mặt trên và mặt dưới của chiếc ấn đồng cổ

Chiếc ấn đồng này có trọng lượng 600g, mặt ấn dài 10cm, rộng 7cm, dày 1,3cm, bề mặt sau ấn có 2 dòng chữ Hán nằm đối xứng với nhau, bao quanh bề mặt chính của ấn có khung viền gờ nổi 1cm, trong đó khắc 9 chữ được tạo thành 3 dòng, mỗi dòng 3 chữ theo thế chữ Triện.

 
Theo ông Đậu Đình Văn cho biết: Năm 2003, trong lúc làm thủy lợi tại khu vực cồn Hoang Hầu, xứ Đồng Bắt, xã Cẩm Hưng, người dân đã phát hiện được một ngôi mộ cổ nằm sâu dưới lòng đất, trong mộ có nhiều hiện vật bằng gỗ, sơn son thếp vàng, vải vụn và chiếc ấn đồng trên.
 
Chiếc ấn đồng sau đó đã được chuyển về cho ông Văn bảo quản.
 
Qua nghiên cứu tại gia phả của dòng họ Đậu cho thấy, dòng họ này có gốc từ tỉnh Bắc Ninh đến định cư tại làng Khả Luật. Từ vị khởi tổ đến nay đã có 12 đời, đời thứ 4 có ông Đậu Khắc Tuấn, làm đến chức quan Đô Ty dưới thời vua Quang Trung và được chính đức vua Quang Trung phong tước hầu.

Năm 1802, khi Gia Long lên ngôi vua, cùng với nhiều quan lại dưới triều Tây Sơn, ông Đậu Khắc Tuấn bị bắt, xử chém bêu đầu tại vùng Bãi Vọt (nay là Thị xã Hồng Lĩnh). Sau đó con cháu đã bí mật chuyển thi hài ông về mai táng tại làng Khả Luật. 

Từ những tư liệu ban đầu, cán bộ chuyên môn của Sở VH-TT-DL Hà Tĩnh nhận định, nhiều khả năng chiếc ấn đồng là một phần trong dòng họ Đậu nói trên. 
 
Theo Văn Dũng -HNM
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất