Bà Nguyễn Thanh Huyền bắt đầu sự nghiệp của mình vào năm 1982, khi đó bà
là giáo viên tiếng Pháp tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2004,
bà giữ chức Vụ phó Vụ hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Trên cương vị này, bà là đối tác của Đại sứ quán Pháp trong mọi chủ đề
về hợp tác giáo dục và phát triển tiếng Pháp, và trong mọi chủ đề hợp
tác đại học trong suốt nhiều năm. Hiện nay, bà tiếp tục đóng góp vào
hoạt động của trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội (USTH), dự án
quan trọng trong hợp tác Pháp Việt lĩnh vực giáo dục.
Giáo sư Nguyễn Hữu Đức là nhà nghiên cứu cao cấp về vật liệu nano, tác
nhân quan trọng của hợp tác khoa học giữa Pháp và Việt Nam. Năm 1980,
ông tốt nghiệp ngành vật lý Đại học quốc gia Hà Nội và phát triển hoạt
động nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Vật lý nhiệt độ thấp tại Hà
Nội. Ông đã nhanh chóng giữ nhiều trọng trách tại trường Đại học Quốc
gia: Phó hiệu trưởng và Hiệu trưởng trường Trường Đại học Công nghệ
(thuộc Đại học Quốc gia) và từ năm 2008, ông là Phó hiệu trưởng trường
Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ông cũng tiến hành những trao đổi khoa học với các trường đại học của
Pháp (Đại học Grenoble, Đại học Rouen, Đại học Paris Sud). Ông cũng là
người thiết lập và chủ trì nhiều chương trình đào tạo và nghiên cứu giữa
Pháp và Việt Nam.
Huân chương Cành cọ Hàn lâm là phần thưởng của Pháp ra đời vào năm 1808.
Napoleon I đã tạo ra Huân chương này nhằm vinh danh những cá nhân xuất
sắc trong giáo dục bậc Đại học. Ngày nay, Huân chương Cành cọ Hàn lâm mở
rộng ra, dành cho những cá nhân có đóng góp quan trong trong việc làm
giàu di sản văn hóa, phát triển tri thức khoa học, và nghệ thuật của
Pháp trên toàn thế giới./.
Theo TTX