Thứ Hai, 23/9/2024
Chính sách
Thứ Sáu, 19/8/2011 20:8'(GMT+7)

Hiệu quả từ chương trình khuyến nông trọng điểm

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Khuyến nông trồng trọt tập trung triển khai 8 chương trình trọng điểm là: sản xuất lúa lai, thâm canh tổng hợp lúa, chuyển đổi cơ cấu và luân canh, tăng vụ cây trồng, sản xuất rau theo mô hình cộng đồng sử dụng công nghệ sinh thái bền vững (Việt GAP) và hoa chất lượng, trồng thâm canh cây ăn quả theo GAP, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày và chương trình trồng thâm canh cỏ cho chăn nuôi.

Các chương trình khuyến nông trồng trọt đem lại hiệu quả cao, nhất là về năng suất và giá trị kinh tế cho nông dân. Chẳng hạn trong chương trình sản xuất lúa lai, việc sản xuất lúa lai F1 đã được triển khai tại các vùng miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, miền Trung và Tây Nguyên đã cho năng suất bình quân tại mô hình đạt 25 tạ/ha/vụ, có nơi đạt tới 35-40 tạ/ha. Bên cạch đó 90% diện tích sản xuất đạt tiêu chuẩn về điều kiện cách ly và tiêu chuẩn giống.

Chương trình trình diễn sản xuất lúa lai thương phẩm triển khai tại một số tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên cũng đạt năng suất bình quân tại mô hình khoảng 65 – 70 tạ/ ha/ vụ, có nơi đạt tới 80 – 90 tạ.

Ông Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết năng suất lúa lai tại các mô hình này đạt cao hơn lúa thuần khoảng 20 – 25 %. Thành công này đã góp phần hạn chế nhập khẩu hạt giống lúa lai, hàng năm tiết kiệm được khoảng 60 triệu đô la, đồng thời kết quả đó cũng khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu lúa lai và hướng tới vùng sản xuất tập trung đảm bảo năng suất và chất lượng hạt giống.

Về chương trình thâm canh tổng hợp lúa, với 65.437 hộ nông dân tham gia tại các tỉnh phía Bắc đã cho năng suất bình quân tại mô hình đạt 550 – 60 tạ/ha/vụ, sau 5 năm thực hiện đã cung cấp cho sản xuất 100.000 tấn hạt giống đảm bảo chất lượng.

Ông Thông cũng cho biết chương trình thâm canh tổng hợp lúa chất lượng cao bao gồm 2 nội dung là sản xuất và nhân giống lúa chất lượng. Mỗi ha lúa chất lượng có thể thu được từ 35 – 40 triệu đồng, giá trị kinh tế cao hơn khoảng 30 – 40% so với lúa lai và lúa thuần không chất lượng.

Mô hình này đã thực sự làm tăng thu nhập cho người nông dân và góp phần thực hiện thắng lợi đinh hướng của nông nghiệp Việt Nam là sản xuất lúa phải đạt được lãi suất từ 40% đến 50%...

Chương trình chuyển đổi cơ cấu và luân canh tăng vụ cây trồng được triển khai tại 605 điểm trình diễn trên cả nước với 47.500 hộ nông dân tham gia. Ngoài mục đích luân canh, tăng vụ cây trồng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình trình diễn đã chuyển giao rất nhiều giống mới, giống chất lượng cao. Theo chương trình này, các loại giống cây trồng được chuyển giao giống mới như ngô, khoai tây, đậu tương… được bà con nông dân phấn khởi tiếp nhận với công thức luân canh tăng thêm vụ, không để đất hoang giữa và sau các mùa vụ.

Hiện đã có trên 600.000 ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng canh tác mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều mô hình chuyển đổi tăng 30 – 40 triệu đồng/ ha...

Trong giai đoạn tới (2011 – 20115) chương trình khuyến nông trồng trọt tiếp tục xây dựng và triển khoảng 29 dự án với các cây trồng chủ lực, chuyển hướng theo định hướng sản xuất an toàn đúng tiêu chuẩn Việt GAP.

Với kinh phí hơn 170 nghìn tỷ đồng dự tính sẽ được đầu tư vào giai đoạn tới, chương trình trọng điểm này chắc chắn  sẽ cho ra đời các mô hình sản xuất cây trồng nằm trong vùng sản xuất và mang tính hàng hóa cao, tiết kiệm được chi phí sản xuất, đồng thời mang lại sự an toàn cho người nông dân và môi trường sống./.

(Đỗ Hương/Cổng TTĐTCP)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất