Chủ Nhật, 24/11/2024
Đời sống
Chủ Nhật, 19/5/2013 10:9'(GMT+7)

Hòa Bình: Niềm vui mang tên Đề án

Hòa Bình đang tiếp tục khẩn trương thi công giai đoạn 2 tuyến đường nhựa Hòa Bình - Phước Xuyên dài 3.840m

Hòa Bình đang tiếp tục khẩn trương thi công giai đoạn 2 tuyến đường nhựa Hòa Bình - Phước Xuyên dài 3.840m

           Trong những năm qua, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên đời sống, sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là nông dân gặp nhiều khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, tình hình nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hòa Bình đã không những ổn định, phát triển mà còn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành công đó có sự đóng góp to lớn của việc thực hiện Đề án 61 “Về nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.

          Để triển khai Đề án, Tỉnh ủy Hòa Bình đã nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 61 trên phạm vi toàn tỉnh và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 61 gắn với việc thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2011 - 2020”. Nhờ đó, vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân các cấp trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng được nâng lên, giai cấp nông dân của tỉnh tiếp tục có sự chuyển biến tích cực; các cấp các ngành đã tăng cường phối hợp tạo điều kiện để Hội Nông dân được tham gia thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Mặt khác, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2299-QĐ/UBND ngày 28/11/2011 “Về việc Hội Nông dân tỉnh Hoà Bình trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Hoà Bình, giai đoạn 2011-2020”; chỉ đạo triÓn khai QuyÕt ®Þnh số 1735- Q§/UBND tØnh vÒ ĐÒ ¸n hỗ trợ lãi xuất m¸y n«ng nghiÖp cho n«ng d©n mua m¸y, thiÕt bÞ phôc vô s¶n xuÊt n«ng nghiÖp; cấp 2ha đất và 5.5 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh để Hội Nông dân tỉnh xây dựng Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân. UBND các huyện, thành phố đều tập trung nguồn kinh phí để hỗ trợ các Trung tâm dạy nghề nâng cấp, sửa chữa.

Các sở, ban, ngành đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn; kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2010 - 2020, ban hành Quy định một số chính sách khuyến kích phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2010- 2015. Sở Khoa học và công nghệ phối hợp với Hội Nông dân tỉnh triển khai thực hiện 2 đề tài “Cam Cao phong”, “Xây dựng thương hiệu Mía tím Hòa Bình” nhằm  tăng thu nhập và quảng bá sản vật địa phương ra thị trường. Sở Công Thương đã triển khai nhiều đề án khuyến công với tổng số vốn là 2.600 triệu đồng nhằm đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Tổ chức 11 chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 612 triệu đồng; mở lớp đào tạo 1.900 lao động cho các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng một mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tre ép khối với tổng kinh phí là 200 triệu đồng.

Bên cạnh đó, hàng năm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cũng tạo điều kiện cung ứng vốn cho nông dân vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tín chấp 234 tỷ đồng, cho 21.201 hộ nông dân vay. Ngân hàng Chính sách xã hội tín chấp 408 tỷ đồng cho 29.610 hộ nông dân vay.

Ngoài ra, để nâng cao nhận thức cho hội viên, các cấp Hội Nông dân đã tổ chức 13.623 buổi tuyên truyền, phổ biến cho trên 95% cán bộ, hội viên nông dân về về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc tham gia thực hiện phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt nam; tổ chức triển khai 4 Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Hoà Bình”; "Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, trong tổ chức Hội Nông dân, thông qua nâng cao năng lực cho cán bộ, hội viên nông dân ứng dụng công nghệ thông tin, giai đoạn 2011-2015"; "Đào tạo đội ngũ cán bộ Hội Nông dân cơ sở giai đoạn 2011-2020"; "Dạy nghề cho hội viên nông dân giai đoạn 2012-2020" và Chiến lược “Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2020”; Khởi công xây dựng Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tại tỉnh với tổng kinh phí 41 tỷ đồng…

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cấp hội đã tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, hiến công giải phóng mặt bằng để xây dựng nông thôn mới, vận động hội viên đóng góp trên 1.650.000 ngày công, 37 tỉ đồng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Do đó, đến nay số xã đạt trên 11 tiêu chí là 0 xã; số xã đạt 11 tiêu chí là 1 xã (Nhuận Trạch- huyện Lương Sơn); số xã đạt 10 tiêu chí là 4 xã (gồm xã Vũ lâm, Tân Lập, Nhân Nghĩa, Thượng Cốc - huyện Lạc Sơn); số xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí là 13 xã; số xã đạt từ 5 - 7 tiêu chí là 47 xã; số xã đạt dưới  5 tiêu chí là 126 xã.

         Thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Hoà Bình”, Hội Nông dân tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Hòa Bình và cấp 1 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh năm 2012 cho Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh để hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế. Đến nay, tổng nguồn vốn hiện có là 9,3 tỷ đồng, cho 1.907 hộ vay. 100%  chi, tổ hội cơ sở xây dựng được quỹ hội. Tổng số tiền quỹ Hội hiện là 8,1 tỉ đồng; bình quân quỹ hội thu đạt trên 64.000đ/hội viên/năm.

       Do làm tốt công tác củng cố kiện toàn, xây dựng tổ chức hội, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, hướng tới hội viên nông dân nên đến nay tổng số hội viên toàn tỉnh là 125.649 hội viên, chiếm 87,86% so với hộ nông nghiệp. Hàng năm, tỷ lệ cơ sở hội vững mạnh và khá đạt 88,5%; chi hội vững mạnh và khá đạt 89,2%; tổ hội đạt vững mạnh và khá là 87,67%.

      Qua triển khai thực hiện các Đề án, đặc biệt là Đề án 61 đã mang lại lợi ích rất thiết thực cho người nông dân. Đề án đã không chỉ giúp người nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, làm giàu chính đáng, tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới mà còn góp phần tăng thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước cũng như nâng cao trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân các cấp đối với cán bộ, hội viên nông dân./.  


Nguyễn Mạnh Khương - Ban Dân vận Tỉnh ủy Hòa Bình
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất