Thứ Ba, 1/10/2024
Thế giới
Thứ Năm, 30/8/2012 21:32'(GMT+7)

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp về tình hình Xyri

Các tay súng vũ trang xuất hiện trên đường phố thị trấn Rastan, Homs - Ảnh: AFP

Các tay súng vũ trang xuất hiện trên đường phố thị trấn Rastan, Homs - Ảnh: AFP

Trong cuộc họp kín, ông Brahimi đã trao đổi quan điểm với các thành viên HĐBA. Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Đại sứ Pháp tại LHQ Giêra Arô (Gerard Araud), hiện giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của HĐBA, nhận xét: "HĐBA tiếp tục chia rẽ sâu sắc. Có những bất đồng chính trị cơ bản giữa chúng tôi. Ông Brahimi nhận được sự ủng hộ toàn diện nhưng vấn đề là HĐBA bất đồng".

Hồi trung tuần tháng 8, ông Brahimi tuyên bố đồng ý trở thành đặc phái viên chung của LHQ và AL trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng đẫm máu đã kéo dài một năm rưỡi qua tại Xyri. Tuy chưa công bố chi tiết về kế hoạch mới nhằm tìm lối thoát cho vấn đề này, nhưng ông Brahimi cho biết sẽ thăm thủ đô Đamát (Damascus) của Xyri trong vòng ba tuần tới. Dự kiến, ông Brahimi cũng sớm có cuộc gặp với người tiền nhiệm Côphi Annan (Kofi Annan) đồng thời đến Cairô (Cairo, Ai Cập) gặp gỡ các quan chức AL.

Tại cuộc họp với các thành viên HĐBA LHQ vừa qua, ông Brahimi kêu gọi HĐBA ủng hộ công việc của mình song chưa đưa ra những kế hoạch cụ thể. Thời gian này, ông Brahimi muốn lắng nghe các quan điểm, nghiên cứu kỹ lưỡng và sẽ phát triển các kế hoạch.

Trong ngày hôm nay 30/8, HĐBA dự kiến thảo luận về tình hình nhân đạo tại Xyri do ngày càng có nhiều người dân nước này chạy tị nạn ra nước ngoài. Người phát ngôn LHQ thông báo HĐBA sẽ tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng để xem xét vấn đề trên. Còn trong một động thái khác, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết một phái đoàn cấp cao của ngoại giao nước này ngày 29/8 đã tham dự một hội nghị về Xyri diễn ra tại Italia. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hội nghị có sự tham dự của 17 quốc gia, thảo luận về ba chủ đề chính là việc ủng hộ phe đối lập ở Xyri, vấn đề người tị nạn và những chuẩn bị cho giai đoạn "hậu Tổng thống Basa An Átxát (Bashar al-Assad)".

Chính quyền Mỹ gần đây đã tổ chức một loạt cuộc họp, hội nghị về Xyri trong đó có những gặp gỡ song phương với Thổ Nhĩ Kỳ và đa phương với các quốc gia đang kêu gọi lật đổ Tổng thống Xyri Átxát. Có thông tin nói rằng Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số nước khác đang xem xét khả năng áp đặt vùng cấm bay ở Xyri, nhưng đến thời điểm này, cả Oasinhtơn lẫn Ancara chưa quyết định về vấn đề trên.

Trong khi đó, giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt tại Xyri. Quân chống đối tuyên bố ngày 29/8, họ đã phá hủy được 5 trực thăng trong một cuộc tấn công nhằm vào một sân bay quân sự nằm giữa các thành phố Aléppô (Aleppo) và Ítlíp (Idlib) ở miền Bắc. Theo quân chống đối, họ dùng hai xe tăng chiếm được từ quân đội Xyri để pháo kích Sân bay Táptana (Taftanaz), phá hủy các trực thăng và cơ sở hạ tầng của sân bay này. Ngược lại, Truyền hình quốc gia Xyri nói rằng cuộc tấn công trên bị đẩy lùi và sân bay không bị thiệt hại vật chất nào. Ở thủ đô Đamát, các nhà hoạt động cho biết ngày 29/8 là ngày thứ ba liên tiếp, quân chính phủ tấn công mạnh mẽ vào vành đai phía Đông thành phố.

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Xyri (trụ sở tại Anh), trong ngày 29/8 có ít nhất 101 thiệt mạng trên khắp Xyri, trong đó có 56 thường dân./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất