Chủ Nhật, 22/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Sáu, 30/3/2012 15:29'(GMT+7)

Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012

Quanh cảnh Hội nghi

Quanh cảnh Hội nghi

>>>Báo chí phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu

 Các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT-TT, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo TƯ; Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Gần 600 đại biểu là đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan Trung ương, địa phương; lãnh đạo các cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, cơ quan báo chí cả nước tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh một số nội dung quan trọng cần đạt được trong Hội nghị; đề nghị các đại biểu phân tích sâu sắc tình hình của đất nước và tập trung trao đổi, thảo luận, đánh giá công tác chỉ đạo, quản lý và hoạt động báo chí trong năm 2011; làm rõ những thành tích đã đạt được và những yếu kém khuyết điểm Thay mặt các cơ quan chỉ đạo và quản lý báo chí, Thứ trưởng Bộ TT-TT Đỗ Quý Doãn trình bày báo cáo đánh giá tình hình công tác báo chí năm 2011, các tháng đầu năm 2012 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới.

Năm 2011, trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn, nhưng báo chí đã nêu cao trách nhiệm chính trị, tập trung cao độ cho công tác tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm: thông tin, tuyên truyền đưa nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống; tuyên truyền cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016; thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí Minh; tuyên truyền có hiệu quả các nhiệm vụ KH-XH theo kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, Nghị quyết 59 của Quốc hội khóa XII; Kết luận Hội nghị Trung ương 3 khóa XI về ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm. Báo chí thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc gắn với giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước; tích cực trong đấu tranh phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của các phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.

Báo chí đã chủ động, nỗ lực vươn lên, phát triển cả về số lượng, chất lượng đội ngũ, điều kiện, phương tiện làm việc. Đến nay, cả nước có 786 cơ quan báo in với 1.016 ấn phẩm; 67 đài phát thanh, truyền hình Trung ương, bộ ngành, địa phương; 61 báo, tạp chí điện tử; 191 mạng xã hội; hơn 1.000 trang thông tin điện tử; Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng đến hầu hết các địa bàn, phục vụ cho 97,5% dân số; Đài Truyền hình Việt Nam phủ sóng, phục vụ đến 95% hộ gia đình. Các cơ quan báo chí tiếp tục tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động xã hội, từ thiện thiết thực và có ý nghĩa xã hội tích cực.

Bên cạnh những mặt đạt được, báo cáo cũng phân tích, làm rõ những hạn chế thiếu sót chủ yếu trong công tác báo chí năm 2011: công tác chỉ đạo, quản lý báo chí trong một số trường hợp chưa thực sự chủ động, nhạy bén; một số cơ quan báo chí chưa đáp ứng yêu cầu định hướng chính trị trong nội dung thông tin, tình trạng "thương mại hóa", hạ thấp yêu cầu chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học của sản phẩm báo chí chưa được khắc phục, nhất là ở một số có quan báo chí điện tử; tình trạng thông tin thiếu chuẩn xác gây thiệt hại cho cá nhân, doanh nghiệp, xã hội, đồng thời, ảnh hưởng đến uy tín của báo chí...

Báo cáo nêu rõ một số nguyên nhân làm cho công tác báo chí còn những yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong thời gian tới, nhằm thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong năm 2012.

Các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan; khẳng định công tác báo chí cần bám sát định hướng chính trị tư tưởng của Đảng; nâng cao chất lượng chính trị, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo. Các kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; công tác đấu tranh chống âm mưu "diễn biến hòa bình"; tuyên truyền chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", quán triệt và thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"... cũng được các đại biểu chia sẻ.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã biểu dương những nỗ lực, thành tích của báo chí nước nhà trong năm 2011, nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm của công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí năm 2012 và các năm tiếp theo, tập trung cho các nội dung: tuyên truyền thực hiện Nghị qyết Đại hội XI của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như Nghị quyết Trung ương 2 về nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; Kết luận của hội nghị Trung ương 3 về phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xâu dựng Đảng hiện nay" gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Báo chí cần tiếp tục phát huy vai trò, tính tiên phong, tính chiến đấu trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực xã hội; tích cực, chủ động đấu tranh phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch; mở rộng giao lưu, hội nhập với thế giới.

Đồng chí Lê Hồng Anh chỉ rõ: Các cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý báo chí cần phối hợp tốt hơn với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan để chỉ đạo, định hướng chính xác, sắc bén, kịp thời các nội dung trên báo chí, nhất là đối với các vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm:

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT-TT và Hội Nhà báo Việt Nam cần đánh giá kết quả thực hiện một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư; tiến hành nghiêm túc dự án sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trình Quốc hội khóa XIII; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản của Đảng và Nhà nước về chỉ đạo, quản lý báo chí.

Các cơ quan chủ quản cần phát huy, thể hiện rõ nét hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình đối với cơ quan báo chí thuộc phạm vi phụ trách, nhất là việc chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền.

Các cơ quan báo chí cần phát huy vai trò của Đảng ủy, chi ủy, của Ban Biên tập, Tổng Biên tập. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", cán bộ, chi bộ trong cơ quan báo chí phải tự kiểm điểm, tự phê bình nội dung này nghiêm túc, từ đó chỉ rõ phương hướng, giải pháp, phát huy ưu điểm, thành tích; khắc phục, hạn chế, thiếu sót để thực sự tạo nên những chuyển biến tích cực.

Buổi chiều, Hội nghị tiếp tục thảo luận và nghe kết luận chỉ đạo của đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tạp chí Tuyên giáo sẽ tiếp tục phản ánh các nội dung trên của Hội nghị.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất