Chủ Nhật, 8/12/2024
Ban Tuyên giáo Trung ương
Thứ Ba, 14/1/2020 23:43'(GMT+7)

Hội nghị giao ban công tác các hội văn học, nghệ thuật Trung ương 6 tháng cuối năm 2019

Quang cảng Hội nghị

Quang cảng Hội nghị

Tham dự Hội nghị có Nhà văn Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các hội VHNT; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ và đạ diện lãnh đạo 10 hội VHNT chuyên ngành Trung ương.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương đối với hoạt động của các hội VHNT; mong rằng với tinh thần dân chủ, thẳng thắn và cởi mở, các đại biểu tập trung nghiên cứu nội dung báo cáo, phân tích những thuận lợi, khó khăn, chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị những vấn đề cần tiếp tục quan tâm, tháo gỡi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác của Hội.

Tiếp đến, Hội nghị đã nghe và tập trung thảo luận các nội dung được thể hiện trong báo cáo do đồng chí Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn Hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày. Các ý kiến đều thống nhất nội dung đánh giá những kết quả đạt được là rất cơ bản, có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình tổ chức hoạt động của các hội. Hoạt động của các hội đều được cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các ban, ngành đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đạt chất lượng về cả nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin (truyền thông, mạng xã hội), hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra đa dạng, có chiều hướng phức tạp,… tác động mạnh mẽ tới sự phát triển VHNT nước nhà, cùng với những khó khăn bất cập về các điều kiện tổ chức, hoạt động, nhất là sự hạn hẹp về kinh phí, nhưng các hội đã triển khai được nhiều hoạt động chuyên môn, nhiều phong trào có ý nghĩa, tích cực.

Các cấp hội đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, đẩy mạnh các hoạt động sáng tác, biểu diễn, gắn các hoạt động văn học nghệ thuật với nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền của đất nước. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động sáng tác về đề tài “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tham gia cùng với Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn các tác phẩm có chất lượng để trao giải. Hoạt động của các hội nhìn chung giữ được tinh thần chủ động, say mê và có tính trách nhiệm cao.

Bên cạnh các hoạt động chuyên môn, Đảng đoàn Liên hiệp đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể các Hội VHNT thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị và tổ chức đại hội cơ sở tiến tới Đại hội toàn quốc. Thường trực Đoàn Chủ tịch Liên hiệp thường xuyên phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời, minh bạch các vấn đề phát sinh trong quá trình chuẩn bị và tổ chức đại hội; cho ý kiến, tham mưu với Ban Chỉ đạo đại hội về vấn đề nhân sự lãnh đạo các hội VHNT chuyên ngành ở Trung ương. Qua các bước tiến hành, các hội đều đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc: Công khai - Dân chủ - Đoàn kết - Trách nhiệm. Các Chỉ thị, Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương đã được các hội thực hiện nghiêm túc theo đúng yêu cầu. Đến ngày 13-1-2020 đã có 3 Hội VHNT chuyên ngành ở Trung ương là: Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân Khấu Việt Nam tổ chức thành công Đại hội với sự trẻ hóa mạnh mẽ về đội ngũ lãnh đạo.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng thể hiện rõ hoạt động của các hội vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế. Trước hết, là việc triển khai các đề án thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về VHNT (sau 10 năm) vẫn chưa được tiến hành; Nghị định 45/2010/NĐ-CP tổ chức hoạt động quản lý hội còn một số điều chưa phù họp với thực tiễn; một số đề án, cơ chế chính sách cho văn nghệ sĩ sau một thời gian triển khai thực hiện đã bộc lộ những hạn chế nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về văn học, nghệ thuật chưa theo kịp sự phát triển. Hoạt động thanh tra, kiểm tra còn buông lỏng, hình thức xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức. Văn hóa truyền thống của một số dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, biến dạng. Một số loại hình nghệ thuật truyền thống duy trì hoạt động khó khăn; nhiều di tích, di sản bị xâm phạm. Việc tăng cường giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, giữa các hội, chế độ giao ban, báo cáo với các cơ quan quản lý chưa thường xuyên. Công tác phối hợp, trao đổi thông tin hai chiều giữa các cơ quan, ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương chưa được thường xuyên liên tục. Tiến độ đại hội so với kế hoạch còn chậm.

Các đại biểu cũng thống nhất cao những nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng đầu năm 2020 được báo cáo đề cập; đồng thời, nhấn mạnh một số điểm cần tập trung quan tâm, như tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thiết thực mừng Xuân Canh Tý 2020, chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, kỷ niệm các sự kiện, các ngày lễ lớn của dân tộc. Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị tốt đại hội cơ sở, đại hội đại biểu toàn quốc của các hội ngành Trung ương.

Tiếp tục động viên văn nghệ sĩ tham gia hưởng ứng sáng tác, quảng bá các tác phẩm VHNT, báo chí về thành quả của sự nghiệp đổi mới đất nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương làm tốt công tác tổng kết trao giải cho các Hội VHNT hưởng ứng cuộc vận động sáng tác, quảng bá tác phẩm viết về đề tài “Học tập và làm theo tấm gựơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tiếp tục tăng cường, chủ động nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng trong giới văn nghệ sĩ, kịp thời phát hiện những vấn đề nhạy cảm, bức xúc trong lĩnh vực hoạt động của hội, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo Trung ương (đầu mối là Vụ Văn hóa, Văn nghệ) để tháo gỡ khó khăn, định hướng dư luận, đề xuất biện pháp giải quyêt kịp thời, đấu tranh với những quan điểm sai trái.

Hội nghị cũng được nghe các ý kiến tham gia của đại diện các vụ, đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Nội vụ về công tác phối hợp, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các hội; ghi nhận những chuyển biến tích cực trong công tác hội 6 tháng cuối năm và cả năm 2019; ghi nhận những phản ảnh về những khó khăn, bất cập mà đại diện lãnh đạo các hội đã nêu, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung hoàn thiện các chính sách, tạo điều kiện tốt nhất cho các hội hoạt động đúng với chức năng, nhiệm vụ đề ra.  

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đánh giá cao tinh thần dân chủ, cởi mở trong thảo luận của các đại biểu đại diện lãnh đạo các hội và các ban, bộ. Đây là dịp để cơ quan chỉ đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các hội hiểu và chia sẻ với nhau những vấn đề còn vướng mắc, giúp cho Đảng và Nhà nước sớm hoàn thiện các chủ trương, chính sách, tạo điều kiện cho các hội hoạt động ngày càng thuận lợi hơn; đồng thời, các hội cũng nêu cao tinh thần tự lực, tự chủ, phát huy sáng tạo, thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động nhằm tập hợp, đoàn kết ngày càng đông đảo hội viên tham gia tích cực các lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp và các hoạt động chín trị - xã hội khác.

Đồng chí Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh một số điểm cần quan tâm:

Một là, tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội nói chung và của các hội VHNT nói riêng, vừa đảm bảo công tác lãnh đạo chỉ đạo của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước, tạo môi trường thông thoáng cho hoạt động của các hội. Đồng thời, cũng làm cho các hội và hội viên thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tích cực tham gia các hoạt động VHNT, phát huy tinh thần sáng tạo, góp phần làm cho các hoạt động VHNT phát triển phong phú, sinh động hơn.

Hai là, hiện các hội đã và đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính phủ. Bên cạnh các nghị quyết liên quan đến VHNT, văn hóa con người, việc Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 31 về Đại hội các hội VHNT và Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc đó. Các hội phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp hội, tranh thủ ý kiến Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch, Ban Tuyên giáo Trung ương và ý kiến các bộ ngành tiếp tục đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ những giải pháp phù hợp với thực tiễn, nhằm sớm hoàn thiện chính sách về hội, nhất là đối với các hội đặc thù, trong đó có 10 hội ngành VHNT Trung ương với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội – nhề nghiệp.

Ba là, làm thế nào để sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của Hội đến với hội viên sâu sắc, đầy đủ hơn. Muốn vậy, cần phải có một quy chế phối hợp được Ban Bí thư ban hành, nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương với Ban Tổ chức Trung ương và Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các hội. Thông qua quy chế phối hợp, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động của các hội.

Bốn là, trong khi chưa có quy chế, Ban Tuyên giáo Trung ương vẫn phải chủ động phối hợp với các bộ và Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam, tăng cường chức năng hướng dẫn, chỉ đạo và quản lý hoạt động của các hội. Ban Tuyên giáo Trung ương phát huy vai trò là đầu mối, thường xuyên liên kết, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp cho các hội hoạt động có hiệu quả.

Thứ năm, các hội chủ động nắm thông tin, tâm tư, nguyện vọng và những diễn biến tư tưởng, bức xúc trong cán bộ, hội viên và nhân dân, cung cấp kịp thời cho Ban Tuyên giáo Trung ương để có giải pháp khắc phục.

Thứ sáu, tăng cường gắn kết hoạt động giữa Hội với ngành, tạo môi trường đoàn kết hội viên với cán bộ của ngành; tăng cường trao đổi chuyên môn, nhất là trong các hoạt động nghề nghiệp, khoa học, bổ sung lẫn nhau trong những công việc chung cả của ngành và của hội./.

PV

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất