(TCTG)- Ngành ngoại giao quốc tế được đánh giá đang trong giai đoạn cường thịnh, Hội nghị Luôn Đôn về Afghanistan diễn ra ngày 28/1 cần phải đề cập sâu vấn đề “chuyển giao”, giống như một tài liệu mật của Anh gửi Phủ Tổng thống Pháp đã đề cập. Tài liệu này thúc giục chuyển giao những nhiệm vụ then chốt cho chính quyền, chuyển nhiệm vụ quân sự và dân sự do NATO nắm giữ cho các quan chức chính quyền Afghanistan.
Ngoài Tổng thống Afghanistan Hamid Karzaï, Thủ tướng Anh Gordon Brown, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, các bộ trưởng ngoại giao của khoảng 50 nước, trong đó có Iran, sẽ có mặt tại Luân Đôn. Rất nhiều người trong số họ đã có mặt tại Abou Dhabi hôm 12/1 để tham gia vào một phiên họp về chủ đề Afghanistan. Tại phiên họp đó, các Tiểu vương quốc Arập thống nhất và Qatar đã chỉ rõ Afghanistan cần sự hỗ trợ tài chính của các nước. Chỉ có một điều nhầm lẫn đáng ghi nhận, đó là việc đại diện của Arập Xê út đã tuyên bố đoàn kết với quân Taliban và lên án các chiến dịch của NATO gây thiệt hại cho dân thường Afghanistan.
Ngày 26/1 tới, một số nước cũng sẽ tham gia Hội nghị khu vực được tổ chức tại Istanbul do ngành ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ chủ trì, rất năng động về vấn đề Afghanistan-Pakistan. Cuối cùng, sau Hội nghị Luân Đôn diễn ra ngày 28/1 sẽ tiếp tục có một hội nghị của NATO dành cho chủ đề tăng cường quân đội mà các nước thành viên cần cam kết gửi thêm.
Sự “chuyển giao” là việc bổ sung cho những giải pháp được người Mỹ sử dụng tại chỗ. Từ tháng 9/2009, trên khắp đất nước, đặc biệt tại miền Nam nơi có những căn cứ vững chắc của quân nổi dậy Taliban, thời gian đào tạo cho binh đoàn 205 của quân đội Afghanistan bao gồm tập bắn, sử dụng các xe bọc thép hay rà phá bom mìn đã giảm. Lầu Năm Góc dành việc huấn luyện trên cho các công ty tư nhân, ngày nay có khoảng 74.000 nhân viên, đông hơn các nhóm quân thường trực của Mỹ. Xu hướng này cần được tăng cường.
Những thái độ lưỡng lự
Thiện chí tăng cường chuyển giao quyền lực cũng được minh chứng bởi việc thay đổi hình thức chỉ huy diễn ra tại miền Nam đất nước. Quân đội Anh và Canada chính thức lãnh đạo các chiến dịch của NATO. Tiếp đó, các nhóm quân Mỹ tăng cường hoạt động tại miền Đông chống lực lượng Taliban. Tổng thống Obama đã đồng ý với chiến lược này và xác định rằng hệ quả của việc gửi thêm 30.000 quân tăng cường không nhằm ngoài mục đích chuẩn bị cho rút quân vào năm 2011.
Việc “chuyển giao” cũng đòi hỏi về tài chính. Theo một cố vấn của Điện Elysée, tại Luân Đôn, Pháp cần phải tài trợ từ 20-50 triệu Euro. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo sẽ dành các khoản viện trợ mới và Nga sẽ huỷ bỏ những khoản nợ hiện nay. Cuối cùng, chế độ của Tổng thống Karzaï cần phải kêu gọi chống tham nhũng và sử dụng hiệu quả các chương trình viện trợ phát triển. Tuy nhiên, những lo ngại vẫn hiện hữu: Chính phủ Afghanistan không hoàn chỉnh. Người thay thế ông Kai Eide làm đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Kaboul đã nghỉ hưu. Đại diện của Liên minh châu Âu vẫn chưa chọn được.
Các hình thức “chuyển giao” chưa được đồng thuận. Về vấn đề hoà giải với lực lượng Taliban, các ý kiến còn nhiều mâu thuẫn. Thứ sáu (22/1), Tổng thống Karzaï đã trấn an rằng kế hoạch trên đang là trọng tâm của chiến lược ổn định đất nước. Một trong những cố vấn của ông Karzaï đã nói với chúng tôi: “Chúng tôi mong muốn Hội nghị Luân Đôn mang lại cho chúng tôi các phương tiện để tài trợ cho một chương trình đảm bảo một tương lai cho những người chống đối, họ là người Afghanistan như chúng tôi”.
Những quan chức của Tổng thống Afghanistan hy vọng nhận được khoản kinh phí “từ 500 triệu tới 1 tỷ USD” để hỗ trợ chương trình “tái hoà nhập” phiến quân Taliban. Ban đầu, những người Anh và Nhật dự định thành lập một quỹ để tài trợ cho dự án này. Họ đã gợi ý quỹ này phải được Ngân hàng thế giới quản lý. Theo một nhà ngoại giao Pháp tại Kaboul, người Mỹ đã không che giấu sự lo ngại khi thấy quân Taliban liên kết với Al-Qaida dẫn tới chúng sẽ khó bị tiêu diệt. Mỹ sẽ tài trợ “không hơn 20 triệu USD”. Tổng thống Karzaï sẽ nhận được toàn bộ số tiền viện trợ từ 100-200 triệu USD để cố gắng lập lại hoà bình.
Theo một cố vấn của chúng tôi, cuối cùng, để đất nước Afghanistan được chuyển giao, Tổng thống Karzaï sẽ triệu tập một hội nghị tù trưởng các bộ tộc, sau đó tổ chức hội nghị thứ hai với thủ lĩnh các phe phái người Pachtoune, có nguồn gốc từ khu vực bộ tộc của người Pakistan.
Quỳnh Phụ Theo báo LEMONDE.fr (Bài dịch)