Thứ Bảy, 21/12/2024
Hướng tới Diễn đàn APEC 2017
Thứ Hai, 27/2/2017 20:9'(GMT+7)

Hội nghị SOM1: Đánh giá triển vọng kinh tế khu vực, đẩy mạnh tăng cường hợp tác

Đại biểu các nền kinh tế APEC tham dự cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

Đại biểu các nền kinh tế APEC tham dự cuộc họp. Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN

Ngày 27/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 10, với các hoạt động của bảy ủy ban và nhóm công tác trong các lĩnh vực Thương mại và Đầu tư (CTI), Kinh tế (EC), Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), Quản lý và Ngân sách (BMC), Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS), Nghề cá và Đại dương (OFWG) và Điều phối kinh tế mạng (AHSGIE).

Trong phiên toàn thể đầu tiên của Ủy ban Kinh tế, các đại biểu đã thảo luận tình hình hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực thuận lợi hoá kinh doanh, quản trị và luật doanh nghiệp, cải cách hành chính, quản trị nhà nước.

Phiên họp cũng đánh giá triển vọng kinh tế khu vực, với sự đóng góp của các chuyên gia từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) và Viện Q uản lý kinh tế Trung ương (Việt Nam). Theo nhận định của Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC, tăng trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2019 dự báo tăng nhẹ và ngày càng ổn định, dù còn nhiều yếu tố bất định.

Năm 2016, tăng trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dự kiến khoảng 3,3%, cao hơn mức 3,1% của thế giới, dù thấp hơn con số 3,5% của năm 2015. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cũng tiếp tục dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Sau khi kết thúc phiên họp toàn thể ngày 26/2, Ủy ban Quản lý và Ngân sách tổ chức phiên họp chung với Ủy ban Hợp tác kinh tế - kỹ thuật, tập trung trao đổi những khía cạnh quản lý và ngân sách có thể đóng góp vào việc thực hiện Chính sách nâng cao năng lực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thông qua hợp tác kinh tế kỹ thuật trong khuôn khổ hợp tác kinh tế - kỹ thuật.

Tiếp nối ngày thảo luận thứ nhất về các vấn đề lớn như hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện các Mục tiêu Bogor, triển vọng hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới, Ủy ban Thương mại và Đầu tư tiếp tục bàn biện pháp thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn.

Các nội dung lớn được trao đổi bao gồm hợp tác và phát triển chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia thị trường quốc tế, tăng trưởng xanh và hàng hoá, dịch vụ môi trường, dịch vụ, đầu tư...

Cuộc họp Nhóm Điều phối kinh tế mạng ngày 27/2 là dịp để các đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo các nguyên tắc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, hướng tới xây dựng một lộ trình Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về kinh tế mạng trong năm 2017.

Thành lập năm 2015, Điều phối kinh tế mạng là một trong những cơ chế mới của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nhằm thảo luận thúc đẩy hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong các vấn đề liên quan nền kinh tế số, kinh tế mạng, đồng thời điều phối các sáng kiến Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kinh tế số và kinh tế mạng.

Đối với Việt Nam, kinh tế mạng cũng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, trong vòng 5 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD, với mức tăng trưởng 30 – 50% mỗi năm.

Trong ngày làm việc cuối cùng, hai nhóm Đối tác chính sách về an ninh lương thực, Nghề cá và Đại dương đã thông qua các kế hoạch công tác năm 2017, thảo luận công tác chuẩn bị và đóng góp của các nhóm cho “Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu” vào tháng 8/2017 tại thành phố Cần Thơ. Hai nhóm cũng tổ chức phiên họp chung nhằm thúc đẩy vai trò của hợp tác nghề cá và phát triển th ủy sản bền vững đối với an ninh lương thực khu vực.

Các cuộc họp hôm nay cũng là dịp để các bộ, ngành Việt Nam trong vai trò chủ nhà báo cáo tình hình triển khai và đề xuất nhiều dự án Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đóng góp vào các ưu tiên của Năm APEC 2017.

Nổi lên là các sáng kiến về “Thúc đẩy tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ”, “Thích ứng với biến đổi khí hậu: tác động đối với chiến lược mới về an ninh lương thực APEC”, “Phát triển kinh doanh nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi lao động nông thôn”...

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất