Thứ Bảy, 21/9/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Năm, 29/8/2013 17:23'(GMT+7)

Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới cho cán bộ chủ chốt

Hội nghị diễn ra trong ngày 29/8, tại Thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công thương và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng... tổ chức; cùng với sự tham gia của hơn 200 đại biêu đại diện chính quyền hai tỉnh Điện Biên và Sơn La; lãnh đạo chủ chốt, già làng, trưởng bản, người có uy tín, có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng ở 9 huyện, 46 xã biên giới thuộc hai tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Hội nghị tập trung phổ biến nội dung các văn bản liên quan đến biên giới Việt Nam - Lào và kết quả công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên thực địa giữa hai nước; tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh khu vực biên giới trên địa bàn hai tỉnh Điện Biên và Sơn La; Kết quả hợp tác thương mại biên giới Việt Nam - Lào năm 2012, quý 1/2013, kế hoạch hợp tác năm 2013 và những quy định về thương mại biên giới; Chương trình đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012- 2015; Tình hình an ninh biên giới Việt Nam - Lào và kết quả công tác vận động quần chúng của Bộ đội Biên phòng; Những vấn đề đặt ra với chính quyền và nhân dân khu vực biên giới.

Phát biểu khai mạc, ông Trương Minh Tuấn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Phân giới cắm mốc, nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biên giới, nhất là cho các đối tượng chủ chốt của khu vực biên giới trong tình hình hiện nay; đồng thời cho biết ngày 9/7 vừa qua, Chính phủ Việt Nam và Lào đã tổ chức trọng thể Lễ chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào trên thực địa. Đây là một sự kiện và là một dấu mốc hết sức quan trọng trong suốt quá trình phân giới cắm mốc, tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới trên toàn tuyến biên giới giữa Việt Nam và Lào kể từ năm 2008 đến nay. 

Sau giai đoạn hoàn thành trên thực địa, khi Chính phủ Việt Nam và Lào hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến công tác biên giới và quản lý biên giới, nhân dân hai nước, đặc biệt là cán bộ chiến sỹ và đồng bào các dân tộc hai bên biên giới sẽ là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo vệ đường biên, mốc giới của Tổ quốc.

Ông Trương Minh Tuấn nhấn mạnh vai trò, vị thế, trách nhiệm của các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các thôn, bản biên giới; đội ngũ cán bộ các xã khu vực biên giới; cán bộ, chiến sỹ các đồn biên phòng; các đội liên ngành khu vực biên giới, hơn lúc nào hết phải cố gắng phát huy trong công tác biên giới, cùng với nhân dân vùng biên thực hiện nghiêm túc các quy định về pháp luật biên giới; cũng là là tấm gương cho đồng bào trong các hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm bảo vệ cột mốc, đường biên, an ninh biên giới, tham gia phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và quê hương.

Việt Nam có có 10 tỉnh chung đường biên giới với Lào dài 2.067 km. Tỉnh Điện Biên có bốn huyện với 29 xã giáp với hai tỉnh Phongsaly và Luong Phrabang của nước bạn Lào, có đường biên giới dài 360km, tỉnh Sơn La có năm huyện với 17 xã giáp với tỉnh Hua Phăn với chiều dài đường biên giới 250km, là khu vực có nhiều mối quan hệ hữu nghi đặc biệt trong lịch sử kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước của cả hai dân tộc, cần phải được phát huy cao độ trong tình hình hiện nay. Việc nâng cao hiểu biết pháp luật, không ngừng giữ gìn tình cảm tốt đẹp với nhân dân các bộ tộc Lào bên kia biên giới của hai tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trong, góp phần xây dựng tình cảm đặc biệt của hai dân tộc Việt Nam – Lào.

PV.


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất