Thứ Ba, 10/9/2024
Nghiên cứu
Thứ Ba, 6/9/2022 21:20'(GMT+7)

Hội thảo quốc tế "Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại" kỷ niệm 35 năm UNESCO ra Nghị quyết vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: TA)

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh: TA)

Tham dự Hội thảo có các đồng chí: Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nguyễn Dy Niên, nguyên Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; cùng đông đảo đại sứ, trưởng cơ quan đại diện, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng các học giả và nhà nghiên cứu.

Phát biểu tại buổi lễ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, sinh thời, trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, người dân lầm than, cực khổ, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình bôn ba ấy, Người đã hoạt động tại nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn minh và nhiều dân tộc trên thế giới. Kết tinh từ văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại đã mang đến cho Chủ tịch Hồ Chí Minh một thế giới quan độc đáo, để từ đó tư tưởng, giá trị nhân văn, đạo đức, nhân cách của Người lan tỏa mạnh mẽ, tạo ảnh hưởng tới các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, công lý, tiến bộ ở nhiều nơi trên thế giới. Những giá trị di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang tính phổ quát, vượt thời đại, là những vấn đề mà Việt Nam và nhân loại vẫn đang nỗ lực bảo vệ và theo đuổi. Những tư tưởng của Người về văn hóa, giáo dục cũng chính là sứ mệnh của UNESCO đang thúc đẩy như vai trò đa dạng văn hóa (diệt giặc dốt gắn liền với xóa nạn mù chữ, học tập suốt đời gắn với giáo dục toàn cầu; trồng cây gắn với bảo vệ môi trường). 

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

“Với những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1987, UNESCO đã thông qua Nghị quyết vinh danh, khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”, đồngchíĐỗ Hùng Việt nhấn mạnh.

Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, việc UNESCO thông qua nghị quyết trên khẳng định sự đúng đắn, tính chính nghĩa của sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp to lớn của Người vào sự nghiệp đấu tranh chung trên thế giới trước những áp bức, bất công; là sự ghi nhận, tôn vinh và đề cao lý tưởng cao đẹp, giá trị nhân văn sâu sắc và khát vọng của Người về một thế giới hòa bình, bình đẳng và hạnh phúc. Đó cũng là sự cổ vũ của bạn bè quốc tế đối với công cuộc đổi mới, phát triển đất nước trước những khó khăn trong thời kỳ đó để Việt Nam có được thành tựu ngày hôm nay.

Hội thảo diễn ra 2 phiên, gồm: Phiên 1 với chủ đề "Di sản Hồ Chí Minh đối với nhân loại" và phiên 2 với chủ đề "Các hoạt động lan tỏa di sản Hồ Chí Minh". Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên kể lại những tháng ngày khó khăn vận động UNESCO thông qua nghị quyết cách đây 35 năm cũng như tham luận của Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen, đại diện Đại sứ quán Lào, Trung Quốc, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam…. 

Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: TA)

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về sự nghiệp cách mạng và tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam nói riêng, với thế giới nói chung. Các đại biểu đều nhất trí cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh-Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, ấm no hạnh phúc của nhân dân và để lại những giá trị tiêu biểu, cao quý cho nhân loại. Người là kết tinh cho trí tuệ, đạo đức, phẩm giá, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại, rạng ngời cốt cách của một vĩ nhân, có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng vượt không gian, thời gian. Trở thành huyền thoại ngay từ khi còn sống và sau hơn 50 năm kể từ khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn được nhân loại tiến bộ không ngừng tôn vinh và ngợi ca. Đến nay, ở 22 quốc gia trên thế giới đã có 36 tượng, tượng đài Hồ Chí Minh; 6 bia tưởng niệm, 14 khu tưởng niệm, 5 trường học, 6 đại lộ, 7 con đường trên thế giới mang tên Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam, có khoảng 700 di tích và địa điểm lưu niệm Hồ Chí Minh, phân bố ở hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hàng ngàn nghiên cứu viết về Người. Tên tuổi và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi trong nhiều bộ bách khoa toàn thư, từ điển danh nhân lỗi lạc trên thế giới…

Các tham luận đã làm rõ hơn về tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như tình cảm yêu mến của nhân dân thế giới dành cho vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam./.

Tin, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất