Thứ Hai, 30/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Tư, 22/4/2009 21:46'(GMT+7)

Hội thảo "Sở hữu trí tuệ dành cho các nhà báo"

Theo thông lệ trên thế giới cũng như quy định tại các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ (đặc biệt là các điều ước quốc tế do Tổ chức sỡ hữu trí tuệ thế giới quản lý), sở hữu trí tuệ bao gồm 2 nhánh là quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả.

Quyền tác giả: bao gồm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, và khoa học (bao gồm cả phần mềm máy tính) và quyền liên quan đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và buổi phát sóng (bao gồm cả tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa)

Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và giống cây trồng (tùy pháp luật mỗi nước mà mỗi giống cây trồng có thể thuộc nhóm quyền sở hữu công nghiệp hoặc thuộc một nhóm riêng, tách biệt khỏi quyền sở hữu công nghiệp hoặc thuộc một nhóm riêng, tách biệt khỏi quyền sở hữu công nghiệp và VN đi theo hướng này)

Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và việc thực thi hệ thống pháp luật đó tạo động lực cho sáng tạo, thiết lập một không gian thuận lợi cho sáng tạo, bao gồm cả sáng tạo công nghệ và sáng tạo trong kinh doanh, càng tạo ra các tài sản trí tuệ hứu ích càng thu được nhiều lợi ích.

Cơ chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sử dụng công cụ sức mạnh của nhà nước để xử lý các hành vi giả mạo, ăn cắp....tài sản trí tuệ, từ đó tạo điều kiện để chủ sở hữu khai thác tài sản trí tuệ của mình nhằm bù đắp chi phí, thu được lợi nhuận.

Thực tế trong những năm qua ở VN đã cho thấy các điều nguy hại do tác động của nạn hàng giả, hàng nhái và hàng sao chép lậu. Sự điêu đứng của một số ngành công nghiệp bản quyền non trẻ của VN (các hãng phim, hãng sản xuất băng, đĩa nhạc...) do tệ nạn sao chép lậu là một trong các ví dụ về ảnh hưởng tiêu cực của căn bệnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Từ những lý do trên đây, có thể thấy rằng việc thiết lập và vận hành một chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu không chỉ là đòi hỏi từ bên ngoài (các cam kết quốc tế) mà còn là đòi hỏi to lớn có tính chất nội tại của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.

Hội thảo được tổ chức trong thời điểm rất có ý nghĩa, đó là các nước trên thế giới cũng như VN đang có các họat động sôi nổi để hướng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26.4.

Theo HNM

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất