Thứ Tư, 27/11/2024
Y tế - Dân số
Thứ Ba, 22/3/2016 19:36'(GMT+7)

Hơn 82% trạm y tế xã ở các tỉnh Tây Nguyên có bác sỹ làm việc

(Ảnh minh họa: TTXVN)

(Ảnh minh họa: TTXVN)

Đặc biệt, 82,4% số trạm y tế xã ở các tỉnh Tây Nguyên đã có bác sỹ làm việc, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (cả nước đạt 78,5%) và cao hơn so với vùng Trung du, miền núi phía Bắc (67,4%). 100% trạm y tế xã của tỉnh Đắk Lắk đã có bác sỹ làm việc, phục vụ tốt yêu cầu công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Toàn vùng hiện có trên 13.484 giường bệnh, đạt bình quân 7 bác sỹ/10.000 dân và gần 100% thôn, buôn có nhân viên y tế.

Ngoài ra, các tỉnh Tây Nguyên còn có 399 cô đỡ thôn, buôn được đào tạo trong thời gian 6 tháng, hoạt động có hiệu quả tại các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới...

Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn, Nhà nước đã quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đào tạo cán bộ, y, bác sỹ, góp phần nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn.

Số lượt bệnh nhân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế công lập ngày càng tăng; năm 2012 có trên 8, 8 triệu lượt người đến khám bệnh, đến năm 2015 đã tăng lên trên 10 triệu lượt người. Số bệnh nhân điều trị nội trú cũng như tổng số ngày điều trị nội trú năm 2015 tăng gấp 2 lần so với năm 2004...

Các bệnh viện ở Tây Nguyên cũng triển khai, áp dụng thành công một số kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị như nội soi, xét nghiệm sinh hóa tổng hợp..., do đó công suất sử dụng giường bệnh của các bệnh viện luôn đạt 100%.

Tuy nhiên, do đặc điểm của vùng là địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Hệ thống các cơ sở y tế chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn, khả năng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật y tế còn thấp... dẫn đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong vùng chưa cao so với yêu cầu.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề nghị các tỉnh cần nhanh chóng củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới ngành y tế địa phương từ tuyến tỉnh đến huyện, xã; chú trọng công tác y tế dự phòng; cần sớm hoàn thành bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên cần ưu tiên đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật và nhân lực cho các bệnh viện tuyến huyện để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân ngay trên địa bàn.

Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Chính phủ, Quốc hội tăng chi đầu tư cho y tế các tỉnh Tây Nguyên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.../.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất