Thứ Tư, 25/9/2024
Sức khỏe
Thứ Tư, 13/11/2013 22:18'(GMT+7)

Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV



Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm nay góp phần thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào việc thực hiện "Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030" và phong trào "Toàn dân tham gia phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư"; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người có  hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Chủ đề của Chiến dịch Phòng, chống AIDS năm 2013 do Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) tiếp tục là “Getting to Zero – Hướng tới mục tiêu ba không”. Năm nay, chủ đề của Tháng hành động tại Việt Nam là “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV” với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV và tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS. 

Các hoạt động thiết thực được triển khai trong "Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS" là:

Thứ nhất, Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng nơi;

Thứ hai, tổ chức các hội nghị, hội thảo về tăng cường các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao; 
Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS...

Thứ ba,  tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động (như Lễ ra quân phát động Tháng hành động;  lễ míttinh và diễu hành quần chúng hưởng ứng Tháng hành động; các hoạt động truyền thông và vận động hưởng ứng Tháng hành động...)

Thứ tư, một số hoạt động phòng chống HIV/AIDS khác như: Phối hợp với Bộ đội biên phòng, cơ quan dân tộc các cấp tăng cường các hoạt động phòng chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường giới thiệu quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị;  mở rộng độ bao phủ và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hệ thống chuyển tiếp, chuyển tuyến đặc biệt là dịch vụ cung cấp các phương tiện dự phòng lây nhiễm HIV...

Giao Tuyến

 
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất