Thứ Hai, 18/11/2024
Thế giới
Thứ Ba, 1/12/2009 13:51'(GMT+7)

IMF: Kinh tế trên đà phục hồi nhưng chưa nên thực hiện chiến lược hậu khủng hoảng

Ông Dominique Strauss-Kahn

Ông Dominique Strauss-Kahn

Trong bức thông điệp đăng tải trên trang điện tử của IMF, Ông Olivier Blanchard, trưởng ban kinh tế của Quĩ Tiền tệ Quốc tế nhấn mạnh rằng mô hình tăng trưởng của kinh tế thế giới trong những năm gần đây hiện đã bước vào thời kỳ cáo chung. Điều quan trọng đối với nền kinh tế thế giới trong tương lai gần là việc hình thành chiến lược mới cho phát triển hậu khủng hoảng.

Ông Olivier Blanchard - phụ trách nghiên cứu kirth tế của IMF - cũng nhận định rằng tình hình kinh tế thế giới đang ngày càng được cải thiện, nhưng sự phục hồi chưa phải là bền vững vì nhu cầu tiêu dùng và đầu tư còn yếu. Chính vì vậy, các nước không nên ngừng nỗ lực tiếp sức cho nền kinh tế và hệ thống tài chính.

Phát biểu trên tờ “Le Monde” ra ngày 25/11, ông Blanchard giải thích nền kinh tế thế giới phục hồi là nhờ sự tiếp sức của các nguồn dự trữ và chính sách tài chính hào phóng của các chírnh phủ. Nếu những nỗ lực này bị dừng lại, kinh tế có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng mới. Theo ông Blanchard, điều kiện để đạt được sự tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào khả năng phục hồi sức tiêu thụ của người dân và các hoạt động đầu tư. Nhưng có thể thấy rằng ở các nền kinh tế tiên tiến, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, kể cả trong lĩnh vực tư nhân hay Nhà nước, đều còn yếu và tình trạng này sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, cần phải duy trì nguồn trợ giúp của chính phủ, ít nhất cho tới khi nền kinh tế quốc dân ổn định. Trong lĩnh vực tài chính, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các ngân hàng cũng cần phải được rút một cách đần dần, sau khi mối nguy hiểm do nguy cơ phà sản đã thực sự qua đi. Biện pháp này phải được thực hiện đồng loạt ở các nước để tránh sự mất cân bằng trong cạnh tranh.

Ngoài ra, cần phải giải quyết tận gốc một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, đó là sự mất cân đối giữa một bên là ngưởi Mỹ tiêu nhiều và vay nợ nhiều, và bên kia là người Trung Quốc, tiêu ít và nhập khẩu ít. Để duy trì sự ổn định của tăng trưởng thế giới, ông Blarlchard cho rằng cần có ít nhất ba điều kiện: tăng khả năng tiết kiệm của người Mỹ, giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước của Mỹ và hạn chế sự dư thừa trong cán cân thương mại của Trung Quốc. Điều kiện đầu tiên đã được thực hiện: người Mỹ đã biết ''thắt lưng buộc bụng” hơn. Hai điều kiện còn lại tuy khó đáp ứng nhưng vẫn cần phảt làm nếu không muốn tăng trưởng thế giới bị đe dọa.

Nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu trong thời gian tới, ông Blanchard dự đoán tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển sẽ khả quan hơn vào năm 2010, thậm chí một số nước có thể sẽ vượt ngưỡng 1,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở cảc nước này sẽ chưa thể giảm trong những tháng tới. Tại các thị trường mới nổi, tăng trưởng bình quân có thể đạt 5%-6% . Tuy vậy một số nước có thể phải đối mặt với dòng vốn đầu tư tăng mạnh, xu hưởng tích lũy dự trữ và sự nổi lên của một số thị trường bong bóng khó có thề kiểm soát.

Điều quan trọng là thế giới đã tránh được thảm họa tồi tệ nhất. Ông Blanchard nhấn mạnh: ''Tuy chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng chúng ta đang đi vào giai đoạn lấy lại sức. Đó là điều tốt để chúng ta có thể tiếp tục hy vọng vào tương lai, nhất là sau khi suýt bị rơi vào vòng xoáy Đại suy thoái''.

    (Nguồn TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất