Thứ Năm, 28/11/2024
Cuộc sống số
Thứ Tư, 1/4/2015 21:44'(GMT+7)

IPU-132: Hoàn thiện cơ sở pháp lý trong kỷ nguyên công nghệ số

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Nghị quyết này dự kiến sẽ được xem xét, thông qua tại Đại hội đồng IPU-133 (tháng 10/2015).

Phiên thảo luận chuyên đề này giúp các thành viên Ủy ban có cơ hội hiểu về các vấn đề liên quan đến chủ đề trên và chia sẻ góc nhìn của các quốc gia có kinh nghiệm; cung cấp cho các báo cáo viên những thông tin ban đầu về quan điểm của các thành viên về các vấn đề liên quan.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cho rằng, kỷ nguyên công nghệ số đã đem lại nhiều cơ hội để thúc đẩy dân chủ, quảng bá các tư tưởng tiến bộ về dân chủ, nhân quyền tại mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới đồng thời, kỷ nguyên số cũng đang tạo ra thách thức, đe dọa nghiêm trọng đối với nền dân chủ, quyền riêng tư và quyền tự do cơ bản của con người.

Một số thế lực thù địch, cực đoan đã lợi dụng những phương tiện truyền thông kỹ thuật số để tuyên truyền, phát tán các thông tin phản dân chủ, xuyên tạc bôi nhọ các giá trị dân tộc, giá trị quốc gia, thậm chí cả các giá trị mang tính toàn cầu của nhân loại, đánh cắp thông tin, tấn công mạng, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, của cá nhân và lợi ích của các quốc gia.

Các quốc gia cũng đã trình bày quan điểm về việc bảo vệ dân chủ, tự do cá nhân, bí mật đời tư trong kỷ nguyên số một cách tốt nhất, để vừa tôn trọng dân chủ, vừa tôn trọng cá nhân và ngăn ngừa được hành vi của các thế lực có thể lợi dụng phương tiện kỹ thuật số để bóp méo, phát tán thông tin sai lệch ở nước khác.

Trong phiên thảo luận chuyên đề này, đoàn Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông, thành viên Tiểu ban Nội dung phát biểu, hoan nghênh Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền lựa chọn chủ đề "Dân chủ trong kỷ nguyên công nghệ số và sự đe dọa quyền riêng tư và các quyền tự do cá nhân cơ bản" làm nội dung của dự thảo nghị quyết để thảo luận tại Đại hội đồng IPU-132.

Việc thảo luận nội dung này có ý nghĩa quan trọng trong thời đại ngày nay khi mà Internet và mạng viễn thông đang trở thành phương tiện kết nối chủ yếu các cá nhân, cộng đồng, quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới.

Việt Nam cho rằng mỗi quốc gia cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các hoạt động truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ số để thúc đẩy các giá trị chân chính của dân chủ phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia, dân tộc; tạo cơ sở để đấu tranh với những hành vi lợi dụng Internet để phát tán các thông tin mang tính kích động, thù hằn, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường các biện pháp nhằm bảo đảm quyền riêng tư, quyền tự do cá nhân của con người.

Việt Nam cũng cho rằng các quốc gia cần tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin để có thể cập nhật thông tin chính xác và nhanh nhất, thực hiện hỗ trợ kỹ thuật giữa các quốc gia để có thể sử dụng đúng đắn phương tiện truyền thông vào mục đích thúc đẩy dân chủ, phù hợp với lợi ích của quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, an ninh mạng./.

Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất