Thứ Tư, 20/11/2024
Thế giới
Thứ Hai, 25/5/2009 7:29'(GMT+7)

Iran, nhân tố trọng tâm trong chính sách Cận Đông của Tổng thống Obama

TT Iran Ahmadinejad (Ảnh: Reuters)

TT Iran Ahmadinejad (Ảnh: Reuters)

Washington dự kiến sử dụng mâu thuẫn trên như đòn bẩy để thúc đẩy hồ sơ Israel-Palestine giống một hiệp định hòa bình tổng thể trong khu vực. Theo một số quan chức, chính quyền Mỹ coi hiệp định hòa bình Israel-Palestine như một yếu tố góp phần cô lập Téhéran và làm thay đổi tình hình an ninh tại khu vực Cận Đông.

Vấn đề này đã được Tổng thống Obama đề cập đến trong cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Israel, tân Thủ tướng Benyamin Nétanyahou trong chuyến viếng thăm đến Mỹ của ông. Và điều này cũng sẽ được Obama nhắc lại khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thăm Mỹ vào ngày 28/5/2009 và trong một bài diễn văn rất được mong đợi của ông cho toàn thế giới A-rập – Hồi giáo vào đầu tháng 6/2009 tại Cai-rô.

Nhóm Obama đã làm ngược lại chính sách loại bỏ Téhéran của nhóm Bush. Chính sách của nhóm Obama gồm: giảm ảnh hưởng của Iran tại Syrie và của nhóm Hezbollah thân Iran ở Li Băng. Để thực hiện kế hoạch này, chính quyền Obama phải cải thiện quan hệ với Syrie, theo đó đặc phái viên Mỹ về Cận Đông Goerge Mitchell có thể sẽ thăm nước này thời gian tới.

Nhưng bước tiến của quá trình này còn chậm, bởi đầu tháng 6/2009 tại khu vực Cận Đông sẽ diễn ra 2 cuộc bầu cử quan trọng có khả năng thay đổi ván bài, trước tiên là cuộc bầu cử lập pháp ở Li Băng ngày 07/6/2009, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống Iran ngày 12/6/2009.

Theo các chuyên gia, giữa Israel và các nước A-rập đang tồn tại một thỏa thuận thực sự về sự nguy hiểm của Iran, song các nước này cũng có những mối lo ngại khác nhau, do vậy thỏa thuận này khó có khả năng được duy trì.

Trong lúc này, những lời đề nghị với Iran vẫn chưa nhận được câu trả lời. Và Israel chắc chắn sẽ phản đối việc Washington sử dụng mối đe dọa Iran để buộc Nhà nước Do Thái nhượng bộ trong tiến trình hòa bình.

Israel tỏ ra khá dè dặt đối với cách đặt vấn đề có tính “quá hòa giải” của Mỹ, ngược lại với mong muốn của Israel. Để làm giảm mối lo của Tổng thống Nétanyahou, người luôn loại bỏ ý kiến sớm thúc đẩy tiến trình hòa bình với các nước A-rập trước khi giải quyết mối đe dọa Iran, Tổng thống Obama đã chấp nhận hoãn lại nhóm làm việc phối hợp về 3 hồ sơ: Iran, vấn đề Palestine – Israel, vấn đề Israel – Thế giới A-rập.

Sự kiên nhẫn của Israel không còn nữa, đặc biệt sau khi Iran thử tên lửa vào tuần trước. Nhà nước Do Thái luôn coi Iran là “mối đe dọa hiện hữu” và không loại trừ khả năng tấn công quân sự đơn phương chống Iran, ngoại trừ có thành công trong giải pháp ngoại giao ngay lập tức ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.

Một quan chức giấu tên của chính quyền Obama cho biết, việc Iran thử tên lửa cũng làm Mỹ lo ngại, nhưng “chúng tôi muốn thương lượng”.

Nhà Trắng xác nhận thái độ của nhóm Obama là sẵn sàng thương lượng. Những bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Téhéran.

Ngược lại, thật phi lý khi chờ đợi những câu trả lời trước cuộc bầu cử tổng thống Iran: Mahmoud Ahmadinejad với tài hùng biện gây hấn để làm căng thẳng thêm tình hình có thể sẽ tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 2.

Tuy nhiên, sau đó lại xuất hiện câu hỏi chờ thời cơ: Obama muốn một “quá trình cam kết nghiêm túc” sau cuộc bầu cử ngày 12/6, với một kế hoạch được chuẩn bị từ nay đến cuối năm 2009?

Đối với các quan chức Mỹ, chắc chắn cần nhiều thời gian hơn để Téhéran chứng minh thiện chí của mình, ví dụ chấp nhận hoãn các hoạt động làm giàu uranium.

Dennis Ross, phụ trách hồ sơ Iran của chính quyền Obama đánh giá rằng Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào cuối tháng 9/2009 sẽ là thời điểm then chốt cho hồ sơ này.

Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton phát biểu trước các nghị sỹ: nếu Washington không có kế hoạch cụ thể và rõ ràng thì “chiến lược mà chúng ta đang điều chỉnh sẽ bị hạn chế lâu dài”, do đó trong giai đoạn này, “hoặc là chúng ta có những đề nghị đàm phán và một thiện chĩ rõ ràng thúc đẩy hồ sơ quan trọng này, hoặc là chúng ta sẽ không bao giờ nhìn thấy nó nữa”.

Aaron David Miller, cựu cố vấn về Cận Đông của Chính phủ Mỹ và nay là chuyên gia phân tích của Trung tâm Woodrow Wilson giải thích, Mỹ “có thể cho phép chờ đợi, nhưng không lâu, do có Israel”.

Cùng lúc, Washington chuẩn bị bước tiếp theo, điều gì sẽ sảy ra nếu Téhéran từ chối hoặc cố tình không biết chính sách bắt tay của Mỹ. Bà Clinton nhắc lại những “trừng phạt làm tê liệt Iran” mà cộng đồng quốc tế ủng hộ. Những tuần qua, chính quyền Mỹ cũng đã kín đáo hối thúc Quốc hội phê chuẩn các văn bản cho phép tổng thống áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Iran và các công ty có làm ăn với nước này./.

PV (Theo AP ngày 24/5/2009)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất