Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956) và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sau hơn 10 năm thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trên cơ sở kết quả đạt được so sánh với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra để chỉ ra nguyên nhân những việc đã làm được, nguyên nhân những hạn chế và rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án và đề xuất được giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc đào tạo nghề cho lao động nông thông trong giai đoạn mới.
Để tổng kết Đề án được thiết thực, yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương phải bám sát vào các mục tiêu của Đề án 1956, cụ thể: 1. Bình quân hàng năm đào tạo cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 cán bộ, công chức xã; 2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; 3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế-xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Việc đánh giá Đề án 1956 cần được thực hiện nghiêm túc, đúng thực tế, khách quan: mặt được, chưa được, hạn chế, nguyên nhân...bảo đảm đánh giá toàn diện, sâu sắc, hiệu quả, thực chất, tránh hình thức.
Trong quá trình tổng kết ở các cấp, cần gắn nội dung tổng kết Đề án với việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”; tác động của đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.
Nội dung tổng kết Đề án cần tập trung vào những nội dung sau:
1. Đối với các bộ, ngành cơ quan Trung ương:
- Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện từng nội dung hoạt động của Đề án, đánh gia kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ Công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Bộ Nội vụ chủ trì, tổ chức tổng kết, đánh giá nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.
- Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án theo chức năng, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956-QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Dự báo, kiến nghị đề xuất giải pháp thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn 2021-2025 và đến năm 2030.
2. Đối với các địa phương
- Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của Đề án gồm: 1. Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn; 2. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; 3. Hoạt động thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn; 4. Hoạt động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; 5. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; 6. Hoạt động phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; 7. Hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn; 8. Hoạt động giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; 9. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức xã.
- Nội dung tổng kết cần được đánh giá và so sánh với kết quả thực hiện của từng giai đoạn, theo từng hoạt động đã được nêu trong mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 1956.
- Cần đánh giá tác động của việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn với sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương.
- Bài học kinh nghiệm, đề xuất mô hình khen thưởng, nhân rộng (ví dụ: Mô tả, đánh giá các bài học kinh nghiệm thực tiễn (ở đâu, cách làm như thế nào, quy trình và hiệu quả đạt được) trong thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông trên địa bàn tỉnh. Có thể phân loại theo các nhóm bài học kinh nghiệm: trong công tác chỉ đạo, điều hành; trong thực hiện cơ chế, chính sách đề triển khai các nội dung hoạt động; trong công tác tuyên truyền, vận động; trong xây dựng, nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong tổ chức thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc huy động nguồn lực thực hiện; trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn; trong việc phối hợp của doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn;…
- Đề xuất, kiến nghị thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025 (ví dụ: kiến nghị về chính sách; về cơ chế thực hiện; về nguồn lực (Trung ương, địa phương, khác); về hỗ trợ đào tạo cho lao động là người dân tộc thiểu số; hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng chính sách (lao động nữ, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người bị thu hồi đất, người thuộc diện được hỗ trợ chính sách người có công với cách mạng); hỗ trợ đào tạo cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương; về kinh phí để thực hiện các điều kiện đảm bảo (đào tạo giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị…)..). Đề xuất giải pháp triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2015.
Về hình thức tổ chức tổng kết: các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương lựa chọn hình thức tổ chức tổng kết trực tuyến/tập trung./.
Hồng Sơn- Vụ Đào tạo Thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp