Thứ Bảy, 15/6/2013 11:0'(GMT+7)
Kêu gọi hành động "Vì an toàn trẻ em trên sông nước”
Tại lễ phát động, những hình ảnh về các vụ đuối nước, tai nạn đường thủy thương
tâm, câu chuyện cảm động của một học sinh Trường trung học cơ sở Tráng Việt,
huyện Mê Linh, Hà Nội đã cứu được một người bạn thoát khỏi cái chết, nhưng 6 bạn
khác đã vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn đuối nước xảy ra ngày 2/9/2011 như
hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người, mỗi gia đình hãy quan tâm hơn đến an toàn của
trẻ em trên sông nước.
Tối 14/6, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông
vận tải,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp phát động chương trình
hành động “Vì
an toàn trẻ em trên sông nước.”
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng
đồng và toàn xã hội chung tay xây dựng một môi trường đường thủy an toàn cho trẻ
em sinh sống trên, ven các tuyến đường thủy và tham gia giao thông bằng phương
tiện thủy; đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các ngành, các cấp
và toàn dân tham gia phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em.
Chương trình được triển khai với bốn nội dung chính gồm khảo sát, đánh giá thực
trạng tình hình trẻ em sinh sống trên và ven các tuyến đường thủy, trẻ em tham
gia giao thông đường thủy để xác định yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường thủy với phòng chống đuối nước trẻ em ở từng địa bàn;
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy và phòng
chống đuối nước trẻ em; xây dựng và thực hiện các tiêu chí về điều kiện an toàn
cho trẻ em.
Chương trình hành động được thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2013 đến năm
2015. Năm 2013, Chương trình tập trung vào công tác điều tra cơ bản, đánh giá
thực trạng tình hình trẻ em tham gia giao thông và sinh sống trên, ven các tuyến
đường thủy; xây dựng, duy trì mô hình điểm “Cụm dân cư an toàn cho trẻ em” và
“Mô hình tự quản đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy với phòng chống
đuối nước trẻ em.”
Năm 2014, Chương trình tiến hành xây dựng tài liệu bài giảng đối với từng cấp
học về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy và tránh tai nạn đuối nước
đối với trẻ em; phát triển và nhân rộng phong trào phổ cập bơi cho học sinh các
trường tiểu học; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên bơi lặn,
hướng dẫn viên cứu đuối; mở một số lớp dạy bơi thí điểm ở các địa bàn trọng
điểm; mở lớp thí điểm về sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước; tập huấn cách xử lý các
tình huống bất ngờ xảy ra trên đường thủy.
Chương trình đề ra mục tiêu tiếp tục thực hiện cuộc vận động “người đi đò mặc áo
phao,” vận động các tổ chức, cá nhân trang bị phương tiện cứu sinh cho học sinh
thường xuyên phải đi học bằng phương tiện thủy.
Tại lễ phát động, những hình ảnh về các vụ đuối nước, tai nạn đường thủy thương
tâm, câu chuyện cảm động của một học sinh Trường trung học cơ sở Tráng Việt,
huyện Mê Linh, Hà Nội đã cứu được một người bạn thoát khỏi cái chết, nhưng 6 bạn
khác đã vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn đuối nước xảy ra ngày 2/9/2011 như
hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người, mỗi gia đình hãy quan tâm hơn đến an toàn của
trẻ em trên sông nước.
Với hơn 3.200km bờ biển, hàng triệu m2 mặt nước, hệ thống sông suối, ao hồ, kênh
rạch nhiều, 1/3 dân số có sinh hoạt hàng ngày liên quan đến sông nước, Việt Nam
nằm trong nhóm nước có nguy cơ cao về mất an toàn cho em trên sông nước.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm Việt Nam có trên 3.500 trẻ tử vong do đuối
nước, chiếm trên 50% tổng số tai nạn thương tích xảy ra. Đuối nước chủ yếu xảy
ra ở cộng đồng, trong đó có nhiều vụ xảy ra trên môi trường sông nước và liên
quan đến hoạt động giao thông vận tải đường thủy. Đặc biệt, gần đầy nhiều vụ tai
nạn giao thông đường thủy đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra như vụ đắm đò ở Cà
Tang, Quảng Nam, ở bến đò Chôm Lôm, Nghệ An... đã cướp đi sinh mạng của nhiều
trẻ em |
TTX