Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Thư tín nghiên cứu địa vật lý số ra mới đây cho thấy sự tăng hay giảm năng lượng của Mặt Trời là nguyên nhân gây sụp đổ cục bộ bầu khí quyển của Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng giảm đột ngột mức độ tia cực tím phát ra từ Mặt Trời đã làm biến đổi thượng tầng khí quyển Trái Đất.
Trong các năm 2008 và 2009, các vệt đen trên Mặt Trời rất hiếm xuất hiện, các tia lửa Mặt Trời hầu như không có, ánh sáng cực tím giảm mạnh. Trong thời gian này, thượng tầng khí quyển bị co lại đột ngột với mức độ mạnh nhất trong 43 năm thám hiểm vũ trụ của con người, chủ yếu do mức độ tia cực tím thấp bất thường.
Trong thời gian bầu khí quyển bị sụp đổ cục bộ, thượng tầng có cao độ từ 90km đến 500km nên các vệ tinh có thể dễ dàng duy trì được quỹ đạo ổn định, nhưng các thiên thạch và vật thể vũ trụ khác cũng tồn tại lâu hơn trên thượng tầng khí quyển, có thể gây nguy hiểm cho vệ tinh.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hoạt động của Mặt Trời trong thời gian gần đây cực kỳ thấp và các chu kỳ thấp này có thể kéo dài 10-30 năm tới./.
Theo TTXVN