Thứ Sáu, 4/10/2024
Giáo dục
Thứ Tư, 9/12/2009 20:43'(GMT+7)

Khó thực hiện "Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi"

Từ năm học 2010-2011, mọi trẻ em năm tuổi sẽ được đến trường

Từ năm học 2010-2011, mọi trẻ em năm tuổi sẽ được đến trường

Chuẩn không dùng để đánh giá chất lượng trẻ mầm non

"Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi" được xây dựng rất công phu và bài bản. Nó thực hiện từ tháng 9/2005 với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế. Vì đây là một hoạt động nằm trong dự án toàn cầu do UNICEF hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. Tiến hành theo một trình tự: tập huấn về kỹ thuật xây dựng chuẩn phát triển trẻ, xây dựng bộ công cụ để đo mức độ phát triển của trẻ, đến nhiều vùng khác nhau để nghiên cứu thực tế, hội thảo góp ý “nội bộ” nhiều lần... sau ba năm, dự thảo chuẩn mới cho trẻ 5 tuổi đã ra đời.

Bà Phan Lan Anh, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non cho biết, bộ chuẩn này không phải dùng để đánh giá trẻ đạt loại A, trẻ kia đạt loại B. Bộ chuẩn bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau giúp cho giáo viên mầm non điều chỉnh kế hoạch, nội dung giáo dục, lựa chọn biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp. Đồng thời bộ chuẩn giúp giáo viên, cha mẹ hiểu được khả năng của trẻ để không đòi hỏi ở trẻ những điều trẻ không thể làm được hoặc đánh giá thấp khả năng của trẻ. Bộ chuẩn cũng nhằm mục đích hỗ trợ để trẻ phát triển tối đa tiềm năng của mình hay theo dõi trẻ để điều chỉnh các tác động kích thích sự phát triển của trẻ.

Bốn lĩnh vực phát triển ở trẻ được đề cập trong Bộ chuẩn này gồm: thể chất, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức và chuẩn bị sẵn sàng với việc học. Các lĩnh vực phát triển được đề cập đã đi sâu nghiên cứu và đề xuất các tiêu chuẩn và các chỉ số phát triển trẻ 5 tuổi.

"Trường điểm" sẽ chịu áp lực về sĩ số và giáo viên

Theo Bộ chuẩn phát triển của trẻ năm tuổi của Bộ GD&ĐT, việc dạy trẻ năm tuổi phải đạt được các "chuẩn" về giáo dục thể chất, chuẩn về phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, chuẩn về phát triển tình cảm và quan hệ xã hội. Trong đó, có nhiều chuẩn "cụ thể" như sau: Trẻ năm tuổi phải "hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng như biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe; thể hiện văn hóa giao tiếp; làm quen với việc đọc, biết tôn trọng người khác, sử dụng lời nói với mục đích khác nhau...


Như vậy, với các tiêu chuẩn trên, vô hình chung đã đặt các trường vào áp lực phải nâng cấp đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để đảm bảo việc dạy và học.

Đặt vấn đề về việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, ông Bùi Mạnh Nhị, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GD&ĐT cho rằng: "Các Sở GD&ĐT phải tự cân đối chuyện nhân sự, giáo viên... để thực hiện nội dung phổ cập".

Khi bộ chuẩn được mang ra lấy ý kiến, nhiều trường mầm non, đặc biệt là các “trường điểm” trong cả nước đã lên tiếng về áp lực sĩ số mà các trường sẽ phải gánh khi áp dụng bộ chuẩn này. Và khi chuẩn được đưa vào chương trình học chính thức từ năm học tới, sĩ số của các lớp học ở các trường mầm non bắt buộc phải tăng lên, kèm theo đó là phòng học sẽ chật chội hơn và giáo viên cũng không bảo đảm dạy đạt chuẩn chất lượng của Bộ GD&ĐT.

Việc áp dụng bộ chuẩn ở các “trường điểm” sẽ thuận lợi hơn rất nhiều về mặt chuyên môn nhưng với hiện trạng hiện nay, các “trường điểm” sĩ số một lớp học thường dao động từ 45 – 60 cháu/1 lớp thì quả là áp lực nặng nề. Song song với việc điều chỉnh sĩ số một lớp là việc tuyển dụng thêm giáo viên cũng như nâng cấp trình độ các giáo viên mầm non cũng làm đâu đầu các nhà quản lý. Đây cũng chính là điều mà nhiều hiệu trưởng các “trường điểm” trong cả nước băn khoăn bởi khi đã phổ cập giáo dục cho trẻ năm tuổi và lấy đó làm thước đo để trẻ vào cấp tiểu học, phụ huynh càng chú tâm đến việc tìm trường tốt cho con.

Chỉ với thời hạn chưa đầy một năm nữa, các trường bắt tay vào chuẩn bị nâng cấp cơ sở vật chất cũng như tuyển giáo viên quả là điều không dễ. Hiện nay, thống kê sơ bộ, số giáo viên mầm non chính quy, được đào tạo bài bản chỉ chiếm khoảng 2/3 quân số các trường, số còn lại mới tốt nghiệp THPT.

Anh Thi - VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất