(TG)-Ước tính hiện nay tại nước ta có khoảng 6 triệu người dân bị
bệnh thận mạn tính, chiếm 6,73% dân số. Khoảng 80% bệnh nhân bệnh thận
mạn ở giai đoạn cuối và chỉ 10% bệnh nhân được điều trị lọc máu.
Các chuyên gia trong lĩnh vực này
khuyến, cáo những người chưa mắc bệnh thận cần phòng ngừa bệnh thận mạn
tính bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ tối thiểu 30 phút
mỗi ngày. Tránh thừa cân hoặc béo phì bằng chế độ ăn uống, vận động thể
lực. Chế độ ăn cần giảm lượng muối, ăn thức ăn tươi, không ăn nhiều
thực phẩm chế biến sẵn. Lượng đạm ăn vào vừa phải, nên kết hợp cân đối
giữa đạm động vật và đạm thực vật, nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Đặc biệt, không hút thuốc lá vì thuốc lá
có hại cho tim mạch và thận, gây tiểu đạm và có thể gây ung thư thận.
Không tự ý dùng kéo dài các thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ, đặc
biệt là thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen và các thuốc đông y
không rõ nguồn gốc. Phòng bệnh đái tháo đường, phòng bệnh tăng huyết
áp, kiểm tra chức năng thận định kỳ. Người dân cần xét nghiệm nước tiểu
thường xuyên để tìm chất đạm và độ lọc cầu thận của mình.
|
Ảnh minh họa |
Dấu hiệu mắc bệnh thận
Thay đổi khi đi tiểu:
Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu
nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước
tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa
nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ
chân, bàn chân, mặt và/hay tay.
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone
gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế
bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin
hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và
đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu
và có thể điều trị được.
Ngứa: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải
trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác
đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn
thịt nữa.
Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích
tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng
cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể
bị đau ở lưng hay sườn. bệnh nhân đa nang, có thể khiến các nang trong
thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau./.
Duy Phong