Thứ Tư, 9/10/2024
Kinh tế
Thứ Bảy, 23/10/2010 10:37'(GMT+7)

Không cấp thêm vốn cho doanh nghiệp nhà nước

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: “Chúng tôi không thể đưa ra mức lãi suất theo ý muốn chủ quan”..

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: “Chúng tôi không thể đưa ra mức lãi suất theo ý muốn chủ quan”..

Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước muốn kéo lãi suất trái phiếu Chính phủ xuống thì mới có thể hạ lãi suất ngân hàng, kiềm chế lạm phát nhưng việc này lại thuộc phẩm quyền Bộ Tài chính, ông nghĩ sao?

Từ đầu năm đến nay, lãi suất trái phiếu Chính phủ đều giảm. Nếu theo dõi thì lãi suất trái phiếu giảm dần theo từng lần phát hành. Còn mức lãi suất cụ thể là qua đấu giá, chúng tôi không thể đưa ra mức lãi suất theo ý muốn chủ quan được. Mình điều hành theo xu hướng lãi suất càng thấp thì càng tốt.

Nhiều ý kiến cũng băn khoăn về vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong bình ổn giá cả ra sao?

Rõ ràng là có. Với mặt hàng thuốc chữa bệnh, sữa, vì Nhà nước không nắm chi phối, không có doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực này nên nhà nước không làm chủ được việc cung ứng nguồn hàng, giá cả. Do vậy, đang có ý kiến là phải xem xét lại thực tế này.

Gần đây cũng có nhiều ý kiến cho rằng, cần xem lại vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước?

Nghị quyết của Đảng đã khẳng định Nhà nước không phân biệt đối xử mà khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Chủ đạo ở đây không có nghĩa là ưu tiên hết cho doanh nghiệp nhà nước. Ví như có lĩnh vực tư nhân không làm nhưng vẫn cần thiết cho nền kinh tế thì doanh nghiệp nhà nước phải làm. Ngoài ra, muốn chi phối nền kinh tế thì có lĩnh vực Nhà nước phải nắm giữ. Ngay cả tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay cũng phải theo xu hướng cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm cổ phần chi phối chứ không phải nắm 100%.

Bộ KH&ĐT có đề xuất bổ sung hơn 5.000 tỷ đồng từ vốn ngân sách cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, vậy có phải Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho doanh nghiệp nhà nước, thưa ông?

Vốn đầu tư đấy không phải là cấp cho các tập đoàn. Hiểu như vậy không hoàn toàn đúng. Ở đây là Nhà nước giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện một số nhiệm vụ. Việc này đáng ra Nhà nước phải làm nhưng Nhà nước đưa vốn cho các tập đoàn thực hiện.

Ví như, kéo điện lên Tây Nguyên, để cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tự làm thì họ chưa làm bởi không có hiệu quả. Nhưng chương trình của Quốc hội, Chính phủ đề ra là phải kéo điện lên Tây Nguyên. Nên Chính phủ đưa tiền để EVN làm, chứ không phải Chính phủ cấp vốn cho tập đoàn này. Hai điều này khác nhau. Tôi đã giải thích điều này nhiều lần trước Quốc hội. Còn về cơ bản hiện nay là Nhà nước không cấp vốn cho doanh nghiệp.

“Mức tăng giá tiêu dùng 9 tháng là 6,46%, dự báo cả năm giá tiêu dùng tăng khoảng 8%. Tuy chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (không quá 7%) nhưng trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, đây là một cố gắng lớn, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội ngày 20- 10 



Hà Nhân - Tiên Phong
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất