Thứ Tư, 9/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 20/10/2010 13:37'(GMT+7)

Liệu sẽ có "cuộc chiến tranh tiền tệ"?

Nhà kinh tế học Jean Pisani-Ferry (thuộc nhóm chuyên gia cố vấn-think tank của Viện nghiên cứu các chính sách kinh tế Bruegel ở Brusssels) nhắc lại rằng từ "xung đột" cũng nhanh chóng được đa số các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng và cho thấy đáng lo ngại bởi nó sẽ quay lại những năm 30. Vậy thì thế giới đang ở bên bờ của một cuộc xung đột tiền tệ?

Tại sao lại có một cơn sốt như vậy?

Kể từ đầu mùa hè, đồng USD đã bắt đầu giảm giá trước phần lớn các đơn vị tiền tệ khác, trong đó có đồng tiền của các nước mới nổi (Braxin, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, vv...). Ngoại trừ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bởi đồng tiền này theo sát không nao núng trước đồng đôla Mỹ - và bởi nó dao động theo kho dự trữ ngoại tệ của nước mình, trong đó đồng USD chiếm đa số. Để tránh một sự định giá quá cao đồng tiền nước mình, nhiều ngân hàng trung ương các nước đã can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua mạnh tay đồng đôla Mỹ: đó là trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc hay Thái Lan. Đồng Euro cũng bị đẩy lên đỉnh điểm do thiếu đồng USD. Đồng Euro đã che giấu sự mất giá trong quý I/2010 khi nợ cao nhất của khu vực đồng Euro đã đẩy đồng tiền này lên mức đổi được 1,5 USD vào tháng 12/2009 và ở mức 1,2 USD vào cuối tháng 5/2010. Từ ngày 14/10, 1 Euro ở mức trên 1,4 USD.

Với các mức dao động tiền tệ kinh khủng trên, thêm vào đó là sự cương quyết của Washington, được hỗ trợ bởi người châu Âu, chống lại Trung Quốc: Mỹ, nước đang phải đối mặt với một nền kinh tế chững lại, yêu cầu có một sự định giá đồng Nhân dân tệ để giảm một phần thâm hụt thương mại của mình. Đây là điều mà Trung Quốc không muốn đề cập tới và muốn giữ đồng tiền của mình trong tầm kiểm soát.

Liệu "cuộc chiến tranh tiền tệ" đã bắt đầu?

Chúng ta vẫn chưa ở trong thời điểm đó. Để có "chiến tranh", một mặt cần phải có ý muốn hạ thấp đồng tiền của mình, mặt khác là các giải pháp trả đũa được áp dụng, như áp dụng các hàng rào bảo hộ mậu dịch. Điều này không muốn nói rằng tình hình không nguy hiểm: nhà kinh tế học Jean Pisani-Ferry cảnh báo tình hình "sẽ có thể trở nên xấu hơn" nếu chúng ta không cảnh giác, như dự thảo luật hiện đang được đề cập tại Quốc hội Mỹ và nó sẽ cho phép trừng phạt một nước lợi dụng đồng tiền của mình...

Ông Jean Pisani-Ferry đánh giá sự biến động tiền tệ hiện nay thực tế do "các khu vực kinh tế khác nhau theo đuổi các mục đích khác nhau". Đồng USD giảm giá, bắt nguồn từ sự bất ổn hiện nay, chỉ là một kết quả kế bên từ quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm "tạo thuận lợi cho đồng bạc xanh" để thúc đẩy trở lại cỗ máy kinh tế đang có nguy cơ dừng lại. Chuyên gia kinh tế Laurence Boone tại ngân hàng Barclay giải thích: Thực tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thông báo sẽ "mua trái phiếu có kỳ hạn khác nhau của Bộ Tài chính Mỹ để giảm giá đồng USD". Tại sao vậy? Chuyên gia kinh tế Laurence Boone nhận xét: "Để cho các nhà đầu tư bỏ thị trường trái phiếu Nhà nước, hầu như sẽ không sinh lợi gì nữa và có nguy cơ phải chịu rủi ro, đặc biệt trong thị trường chứng khoán". Cục Dự trữ và Nhà nước liên bang từ chối mọi chính sách khắc khổ, hy vọng tạo ra một chút lạm phát để giảm nhẹ khoản tiền hoàn trả cho người dân cũng như các cơ quan nhà nước. Tác dụng ngay lập tức của một chính sách như vậy, mà Ngân hàng Anh quốc cũng đang sẵn sàng theo đuổi (để giảm giá trị đồng Bảng Anh), dẫn tới thúc đẩy các nhà đầu tư rời bỏ thị trường Mỹ và đầu tư vào Nhật Bản. Lạm phát sẽ không đe doạ trong khu vực đồng Euro (chính sách thắt chặt ngân sách của các Nhà nước thành viên sau cuộc khủng hoảng nợ cao nhất và sự giám sát của Ngân hàng Trung ương châu Âu), cũng như tại các nước mới nổi đang phát triển mạnh. Chuyên gia kinh tế Laurence Boone nhấn mạnh: Tuy nhiên, "đó không phải là một cuộc chiến tranh tiền tệ: đồng USD giảm giá làm hài lòng người Mỹ, nhưng đó không phải là mục đích đầu tiên của họ". Đặc biệt, việc điều chỉnh tự nguyện một thị trường hối đoái mà mỗi ngày có khoảng 3.200 tỷ USD được giao dịch là một nhiệm vụ bất khả thi. Trong một hệ thống hối đoái nổi, sự rối loạn tiền tệ là quy luật hoàn toàn đơn giản.

Liệu các đơn vị tiền tệ có mang giá trị "thực"?

IMF vừa mới dự báo đồng Euro và đồng Yên "đang ở một mức độ ngang bằng với giá trị gốc trung hạn". Và IMF đánh giá đồng USD vẫn còn quá cao: "đồng USD đang đạt mức giá cao trung hạn". Cũng vậy, việc điều chỉnh giá các đồng tiền của các nước mới nổi là hợp lý nếu chúng ta đánh giá các nước này đang đạt mức tăng trưởng mạnh. Chính sách phục hồi kinh tế của Mỹ và chính sách khắc khổ của châu Âu không thể bị lên án bởi chúng rất cần thiết. Vấn đề chính là đồng Nhân dân tệ. Đây cũng chính là lý do thực sự của những căng thẳng hiện nay. Với việc từ chối điều chỉnh, Trung Quốc sẽ có thể đẩy phần còn lại của thế giới áp dụng các biện pháp trả đũa, tức tiến hành cuộc chiến thương mại./.

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất