Thứ Sáu, 27/9/2024
Nghiệp vụ công tác tuyên giáo
Thứ Ba, 7/9/2010 11:16'(GMT+7)

Kinh nghiệm làm công tác tuyên giáo qua những lần thử thách

Đồng chí Nguyễn Sỹ Tiệp

Đồng chí Nguyễn Sỹ Tiệp

Trở thành báo cáo viên “thay thế”

Đồng chí Nguyễn Sỹ Tiệp nhớ lại buổi đi nói chuyện đầu tiên của mình. Đó là buổi nói chuyện tại Ban Tuyên huấn Tỉnh đội giới thiệu bài “Đường lối chung” cho lớp học Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V. Đối tượng học tập từ thượng úy đến thượng tá.

“Sau hai ngày chuẩn bị, tôi đã đến buổi nói chuyện với tâm lý bình tĩnh, tự tin. Sau lời mở đầu khiêm tốn, tôi nói tới mục đích yêu cầu, nội dung, phương châm, phương pháp nghị quyết của Đại hội. Đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ cách mạng mới của Đảng là lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam”.

Niềm vui lớn nhất của đồng chí là ngay buổi nói chuyện đầu tiên đã được Ban chỉ đạo biểu dương là một trong những báo cáo viên có nghiệp vụ vững vàng, trình bày tốt nội dung, học viên tiếp thu hiệu quả.

Nhưng lần thử thách “cam go” hơn đối với đồng chí Nguyễn Sỹ Tiệp là lần đi nói chuyện thay cho đồng chí Trưởng ban của mình. Gần 200 hội viên trên địa bàn đã đến đông đủ. Cử tọa nguyên là những cán bộ cấp huyện, sở, ban, ngành, tỉnh, các sỹ quan cấp tá trong lực lượng vũ trang mà đồng chí chưa một lần được gặp và tuyên truyền.

Sau khi được giới thiệu là “báo cáo viên thay thế”, đồng chí cũng hơi chạnh lòng, nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Lời mở đầu hấp dẫn người đọc khiến cho đồng chí quên hết sự tự ti ban đầu, thuyết trình một cách rõ ràng, mạch lạc những nội dung định hướng tuyên truyền của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương tháng 10/2004.

Kết thúc buổi nói chuyện, đồng chí được mời lên phòng khách. Các đồng chí trong Ban chủ nhiệm nắm chặt tay và nói: “Anh đích thực là cán bộ tuyên truyền hùng biện, người làm công tác giáo dục sâu sắc mà chúng tôi từng gặp”.

“Lúc đó, tôi chỉ biết cám ơn các đồng chí và mừng thầm vì mọi người đã đánh giá tốt về mình” – đồng chí Tiệp chia sẻ.

Đ/c Nguyễn Sỹ Tiệp (đứng thứ 2 từ phải sang) lên nhận giải C cuộc thi 80 năm tìm hiểu
 truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng



Để trở thành một báo cáo viên tốt

Sau mấy chục năm làm công tác tuyên giáo, đồng chí Nguyễn Sỹ Tiệp đã chia sẻ những kinh nghiệm trở thành một báo cáo viên tốt, làm thế nào để buổi nói chuyện thu hút được người nghe.

Khi bước lên bục phát biểu, người báo cáo viên phải bình tĩnh, tự tin, vừa nhìn bao quát, vừa chuẩn bị tài liệu, điều chỉnh ánh sáng, âm ly cho thích hợp, tạo sự chú ý của người nghe. Bằng một thái độ nghiêm túc, kính trọng, gửi lời chào tới thính giả. Lời mở đầu hấp dẫn sẽ thu hút được người nghe.

Để buổi nói chuyện có hiệu quả, người cán bộ tuyên giáo cần bám sát đề cương, trình bày rõ ràng, mạch lạc bằng cả tâm huyết và kinh nghiệm nghề nghiệm, chắt lọc thông tin mình có để minh họa, minh chứng, phân tích những nội dung đưa ra. Người báo cáo viên phải rèn luyện được sức nói dài hơi. Đồng chí Nguyễn Khắc Tiệp đã có lần nói trong vòng 3 tiếng đồng hồ không nghỉ.

Kết thúc bài nói chuyện, người báo cáo viên phải tóm tắt những nội dung chủ yếu vừa trình bày và cám ơn sự quan tâm theo dõi của người nghe. Việc học tập các nghị quyết của Đảng sẽ hiệu quả và sôi nổi hơn nếu báo cáo viên tạo ra sự thảo luận trao đổi về nội dung buổi nói chuyện, củng cố thêm nhận thức, rút kinh ngiệm về việc tổ chức lớp, về giảng viên, học viên.

Những người làm công tác tuyên giáo, những báo cáo viên trẻ khi bước vào nghề, cần nghe nhiều, đọc nhiều, viết nhiều, nói nhiều, tích lũy tư liệu làm vốn sống cho mình. Luôn có sự lễ độ khi đi nói chuyện ở bất kỳ đâu, với bất kỳ đối tượng nào, giới nào, ngành nào. Cần nghiên cứu đúng đối tượng để nói đúng và trúng vấn đề. Người báo cáo viên cần lựa chọn nội dung nói, chọn lựa từ ngữ, lời hay ý đẹp trong buổi nói chuyện của mình.

Thu Hằng

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất