Thứ Hai, 7/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 22/2/2011 19:55'(GMT+7)

Kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu: Hướng tới cơ cấu hiện đại để phát triển bền vững

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 và mô hình tăng trưởng theo chiều rộng cho đến nay vẫn được đánh giá đã mang lại một số thành quả nhất định cho quá trình phát triển đất nước. Nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển giai đoạn 2006 – 2010 đã hoàn thành. Năm 2009, mức thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 1.000 USD, đây là sự kiện quan trọng cho thấy Việt Nam đã vượt qua ngưỡng “quốc gia thu nhập thấp”. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người cũng đã tăng lên 1.162 USD/người/năm.


Ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình tam giác phát triển bền vững, thì lĩnh vực tài nguyên môi trường đang dành được sự quan tâm hết sức đặc biệt của Đảng, Nhà nước của cộng đồng dân cư. Trong số các chỉ tiêu của nhóm này chỉ có một chỉ tiêu duy nhất được đánh giá là vượt mức kế hoạch đề ra. Đó là tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh. Năm 2009, tỷ lệ này là 79% và con số ước thực hiện năm 2010 là 83%, trong khi đó kế hoạch phấn đấu đề ra năm 2010 là 75%. Tuy vậy, trong 27 chỉ tiêu chủ yếu thuộc 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, chỉ có 13 chỉ tiêu có khả năng đạt và vượt kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, chiếm 48,12 % tổng số các kế hoạch đề ra.
 
Tăng cường đổi mới, phát triển khoa học công nghệ
là một trong những yếu tố then chốt đảm bảo
 sự cạnh tranh và phát triển bền vững
 

Mô hình tăng trưởng chú trọng chiều rộng, tăng trưởng nhờ chủ yếu vào nguồn vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thô và khai thác lao động giá rẻ mà Việt Nam đang áp dụng đã cho thấy nhiều sự bất cập, hạn chế.  Theo số liệu thống kê năm 2003 đến nay, yếu tố vốn đóng góp vào tăng trưởng chiếm tới 52,7%, gần gấp 3 lần đóng góp của yếu tố lao động (19,1%). Chỉ số kinh tế trí thức của Việt Nam cũng còn rất thấp. Năm 2008, Việt Nam xếp thứ 102 trên tổng số 133 nước được khảo sát.

Nhiều chuyên gia cũng nhận xét, năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã có sự cải thiện, nhưng sự cải thiện này còn quá chậm. Trong khi đó, đối với một số nước trong khu vực, mức độ cạnh tranh đã được cải thiện đáng kể, chẳng hạn Thái Lan cao hơn 4 bậc, Trung Quốc cao hơn 34 bậc.

GS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả đầu tư kể cả trong nước và FDI để hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, do vậy chất lượng phải trở thành tiêu chí hàng đầu trong việc thu hút FDI.

Bên cạnh đó, cũng cần tập trung mạnh vào phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm phục vụ trực tiếp cho mục tiêu đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo Nam Hồng/Đại đoàn kết
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất