"Tự hào vì Tổ quốc anh hùng, tự hào vì Thăng Long-Hà Nội thiêng liêng với bề dày hàng nghìn năm văn hiến và truyền thống yêu nước mà chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa cách đây 220 năm là một trong những trang sử oai hùng nhất".
Chương trình nghệ thuật tái hiện chiến thắng lịch sử của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. (Ảnh: Nhật Anh/TTXVN)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã mở đầu như vậy trong bài diễn văn quan trọng, khai mạc Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2009) tổ chức sáng 30/1 (tức mùng 5 Tết Kỷ Sửu), tại Công viên văn hóa Đống Đa-Hà Nội. Lễ hội tôn vinh vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Quang Trung-Nguyễn Huệ, người đã tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc quét sạch giặc xâm lược khỏi bờ cõi, làm nên một chiến thắng vĩ đại, thần tốc. Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh được thay mặt cả nước tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa vào đúng mùa xuân thứ 999 của kinh đô Thăng Long, toàn quân và toàn dân Hà Nội, các cấp chính quyền Thành phố hiểu rằng đó vừa là vinh dự, hạnh phúc, vừa là động lực thúc giục mọi người phấn đấu học tập, lao động sáng tạo, góp phần xây dựng Hà Nội mãi mãi xứng đáng là trái tim của Tổ quốc-Thủ đô anh hùng-Thành phố vì hòa bình, thiết thực cùng cả nước bước vào Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội vào năm 2010.Lễ hội thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân Thủ đô và khách thập phương. Lễ hội mở đầu bằng lễ dâng hương tại Chùa Bộc và Chùa Đồng Quang, 2 di tích quan trọng trong quần thể di tích Gò Đống Đa (phường Quang Trung-quận Đống Đa) được ghi vào sử sách cùng chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử. Lễ hội chính thức diễn ra tại khu vực tượng đài vua Quang Trung. Cùng ngày, tại Bảo tàng Quang Trung, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (Bình Định), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh cũng đã long trọng tổ chức kỷ niệm 220 năm (1789-2009) chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử, với sự tham dự đông đảo của hàng ngàn cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh Bình Định. Sau lễ kỷ niệm là phần lễ hội sôi nổi và hoành tráng với các chương trình biểu diễn trống trận Tây Sơn; múa cờ Nghĩa khí Tây Sơn; múa võ Tây Sơn và nhiều chương trình nghệ thuật tổng hợp khác do các đoàn nghệ thuật của tỉnh trình diễn./.TG- TTXVN
Người ta chọn ra những gia đình đứng đắn nhưng hiếm muộn đường con cái để giao làm chủ lễ Gàu Tào, vì đây là lễ cầu phúc, cầu tự của những nhà hiếm con
Sáng mùng 4 Tết Kỷ Sửu, tại hai địa điểm văn hóa của Hà Nội là Hoàng thành Thăng Long và Bảo tàng dân tộc học đã diễn ra những hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào xuân mới.
(TCTG) - Tục Chọi trâu có ở nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là ở Đông Nam Á như lnđônêxia, Thái Lan, Việt Nam, nó là biểu hiện của nghi lễ hiến sinh thời cổ còn lưu lại.
Để có một chú trâu chọi, người dân phải góp tiền rồi cử người vượt suối, băng rừng để tuyển lựa. Người được cử ra để chăm bẵm kiêm huấn luyện viên chính của trâu chọi phải là người có tài, đức và kinh nghiệm…Tất cả sự lạ lùng ấy đều có trong tục chọi trâu ở xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, năm 2009, hơn 500 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn sẽ được tổ chức với các nghi lễ trang nghiêm, trọng thể, nêu bật ý nghĩa và giá trị đặc sắc của từng lễ hội.
Hàng năm cứ mỗi độ xuân về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
(TCTG) - Chiều 19/1, Hội Nhạc sĩ VN trao giải thưởng âm nhạc của hội năm 2008 cho gần 60 tác phẩm. Những tác phẩm được trao giải nhìn chung có chất lượng tương đối đồng đều và cao hơn các năm trước.
“Tết Hà Nội xưa và nay” là chương trình ca nhạc - giao lưu định kỳ được tổ chức mỗi năm 1 lần vào dịp Tết Nguyên đán do “Tạp chí Truyền hình Hà nội” – Đài PTTH Hà Nội tổ chức thực hiện. Năm nay chương trình lần đầu tiên xây dựng kịch bản với các khách mời tham gia, các nghệ sỹ đều là phái nữ.
Với tiêu chí chung là nhẹ nhàng, dí dỏm nhưng giàu ý nghĩa nhân văn, loạt phim được Trung tâm phim truyền hình Đài truyền hình Việt Nam đưa vào sản xuất để phục vụ khán giả mọi miền dịp Tết Nguyên đán này hứa hẹn sẽ là một món ăn khá hấp dẫn...
(TCTG) - Đó là mục tiêu Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) phấn đấu thu trong năm 2009 này, đồng thời nâng số lượng tác giả uỷ quyền cho Trung tâm lên 1.800 thành viên. Thông tin này được đưa ra tại buổi lễ tổng kết hoạt động năm 2008 của Trung tâm diễn ra ngày 16/1 tại Hà Nội.