Thứ Bảy, 28/9/2024
Pháp luật
Thứ Ba, 27/1/2009 21:29'(GMT+7)

Lễ hội xuân Thăng Long, khai xuân Kỷ Sửu với số 999

Màn múa lân không thể thiếu trong Lễ hội xuân Thăng Long

Màn múa lân không thể thiếu trong Lễ hội xuân Thăng Long

Mở đầu Lễ hội là Lễ khai mạc tại vườn hoa Lý Thái Tổ từ14h – 17h ngày mùng 4 Tết với chương trình nghệ thuật “Xuân hội tụ”, rộn ràng chiêng trống ngày xuân. Một phần đặc sắc của Lễ khai mạc là sự hiện diện của những đoàn rước, biểu trưng cho sức mạnh của Thăng Long, Hà Nội. Đi đầu là đoàn rước về trâu của thiếu nhi Thủ đô mang tên “Tiến xuân ngưu”, tiếp đến là đoàn rước Tứ Linh Hà Thành (gồm rồng vàng, ngựa sắt, rùa vàng và trâu vàng), đoàn rước lễ hội thời Trưng Vương, thời Ngô Vương, đoàn rước làng nghề truyền thống và biểu diễn Múa rồng. Chương trình kết thúc bằng liên hoan nghệ thuật, ca múa nhạc, võ thuật, thể thao mang tên “Hà Nội linh thiêng, hào hoa”. Trong tiết mục này các diễn viên, vận động viên, thiếu nhi Thủ đô sẽ xếp đội hình số 999 và sau đó là thả 999 quả bóng bay.

Đồng thời với lễ hội diễn ra tại tượng đài Lý Thái Tổ, thì trên hồ Thiền Quang vào ngày mùng 4 Tết sẽ là chương trình nghệ thuật quan họ Bắc Ninh, tiếp đến là thả đèn trời, hoa đăng trên Hồ có biệu tượng hoa sen số 999 năm.

Ngày mùng 5 Tết, như thường niên là Lễ hội gò Đống Đa, nhưng năm nay Lễ hội mang chủ đề “Cánh đào báo tiệp”. Tại Văn miếu Quốc tử giám sẽ diễn ra triển lãm “Hoa cây cảnh, câu đối Tết”, thi đánh cờ tướng, cờ người. Đây cũng là nét văn hoá tinh tế của đất Thăng Long xưa. Cũng trong ngày này, nhân dân Thủ đô sẽ được xem màn biểu diễn một số môn võ cổ truyền, biểu diễn môn thể thao đạt thành tích cao và đấu vật cổ truyền trong “Hội vật cổ truyền Hà Nội” diễn ra tại Thành Cổ, Hà Nội. Buổi tối, nhiều tiết mục văn hoá, nghệ thuật sẽ diễn ra tại Thành phố Hà Đông, công viên Lê Ninh và sân khấu đền Bà Kiệu.

Ngày mùng 6 Tết, là chương trình biểu diễn nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại thể hiện nét tinh hoa văn hoá của Hà Nội xưa và nay. Đó là những tiết mục kịch thơ, trích đoạn sân khấu “Lam Sơn tụ nghĩa” do Nhà hát kịch Hà Nội và đoàn nghệ thuật Thanh Hoá thực hiện tại tượng đài Lê Thái Tổ; Đó là nhưng điệu nhảy hip – hop, liên hoan khiêu vũ quốc tế các lứa tuổi tại vườn hoa Lê Nin; Đó là các tiết mục xiếc chảy hội xuân, ca nhạc tạp kỹ hát chèo, xẩm, ca trù tại đền Bà Kiệu; Đó còn là chương trình nghệ thuật “Hội tụ Thăng Long” bế mạc Lễ hội.

Chương trình do UBND Tp Hà Nội chỉ đạo và Sở VH,TT&DL Hà Nội trực tiếp thực hiện mang đậm bản sắc văn hoá Thăng Long, thể thao truyền thống để nhân dân Thủ đô được đón một cái Tết đầy ý nghĩa. Đây cũng là loạt hoạt động kỷ niệm 999 năm Thăng Long, Hà Nội, năm bản lề để chuẩn bị cho đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Theo Lệ Quyên (Bao HA NOI MOI)

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất