Thứ Ba, 19/11/2024
Thế giới
Thứ Bảy, 13/6/2009 21:5'(GMT+7)

Mọi chiến lược thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị bộ trưởng tài chính Nhóm G8 tại Lecce, Italia

Ông Robert Zoellick, Chủ tịch ngân hàng thế giới phát biểu tại hội nghị

Ông Robert Zoellick, Chủ tịch ngân hàng thế giới phát biểu tại hội nghị

Các bộ trưởng tài chính Pháp, Đức và Canađa đã kêu gọi những người đồng nhiệm của mình trong nhóm G8 thảo luận các giải pháp nhằm thoát khỏi khủng hoảng, trong khi có các dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế đang chững lại.

Bộ trưởng tài chính Pháp Christine Lagarde đã tuyên bố hôm thứ 6 (12/6/2009) rằng việc đưa ra các chiến lược thoát khỏi khủng hoảng là rất quan trọng, song điều cũng hết sức quan trọng là phải thận trọng đối với sự phục hồi kinh tế. Bà Christine Lagarde mong muốn sẽ thảo luận về sự lên xuống thất thường của giá dầu.

Ngay khi tới dự Hội nghị các bộ trưởng tài chính G8 tại Lecce, miền Nam Italia, Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty nói: “Đã đến lúc phải có các cuộc thảo luận về cách thức khai thông các kế hoạch phục hồi kinh tế. Bắt đầu bàn về chiến lược thoát khỏi khủng hoảng là điều thực tế”.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được sử dụng cho Hội nghị, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 2,4% vào năm 2010, không phải mức 1,9% như dự đoán trước đó.

Theo một nguồn tin được Reuters đăng tải hôm thứ 6, các bộ trưởng tài chính của G8 có trách nhiệm giúp IMF nghiên cứu cách thức phối hợp các giải pháp thoát khỏi khủng hoảng.

Nguồn tin cho biết: “Tại hội nghị, G8 sẽ yêu cầu một cuộc phân tích nhằm chọn lựa giải pháp thoát khỏi khủng hoảng và bản báo cáo của IMF chắc chắn sẽ được giới thiệu tại phiên họp đại hội đồng của nhóm G8, dự kiến diễn ra vào tháng 10/2009 tại thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng tài chính Đức Peer Steinbrück đã tuyên bố với báo chí rằng nước Đức thật “khó” có được sự hỗ trợ từ các nước thành viên nhóm G8 để bắt đầu ngay lập tức một cuộc thảo luận về việc giảm các biện pháp hỗ trợ thuế mà chính phủ các nước thành viên áp dụng.

Một lời kêu gọi tạo thuận lợi cho kết thúc các kế hoạch phục hồi kinh tế có nguy cơ nhận được câu trả lời thận trọng từ các thành viên của G8, bởi họ không thấy tình hình kinh tế được cải thiện.

Điều tiết và các cuộc “kiểm tra sức ép” (stress test) với các ngân hàng chính cũng là những vấn đề chính được thảo luận tại hội nghị.

Thứ 6, Cơ quan thống kê của EC (Eurostat) đã tiết lộ tốc độ sản xuất công nghiệp trong khu vực đồng Euro đã giảm 20%/năm vào tháng 04/2009. Đây là mức giảm bất ngờ, gây lo ngại cho quý II/2009 sẽ còn xấu hơn dự báo.

Một quan chức cao cấp của EU đánh giá việc áp dụng một lịch trình để thoát ra khỏi khủng hoảng là rất quan trọng. “Điều quan trọng hàng đầu là các giải pháp phải được áp dụng nhanh chóng và có ý nghĩa. Chính vì vậy mà các giải pháp phải được chuẩn bị kỹ càng”.

“Có những rủi ro song nó diễn ra quá muộn hay quá nhanh chóng. Hiện vẫn chưa phải là thời điểm tốt để đưa ra các kế hoạch phục hồi kinh tế bởi có nguy cơ làm trầm trọng thêm tình hình nếu nền kinh tế tiếp tục suy thoái”.

Ngoài các chiến lược nhằm thoát khỏi khủng hoảng trên, các bộ trưởng tài chính sẽ phải thảo luận về việc có nên tăng cường việc điều tiết tài chính hay không - một chủ đề gây nhiều tranh cãi giữa các nước thành viên G8 và việc áp dụng các cuộc “kiểm tra sức ép” đối với các ngân hàng châu Âu theo cách thức của Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty đã kêu gọi các nước châu Âu “kiểm tra sức ép” các ngân hàng của mình và thông báo kết quả. Đến nay, châu Âu tỏ ra do dự trong việc tiến hành các cuộc “kiểm tra sức ép” các ngân hàng so với Mỹ.

Những nhà lãnh đạo các ngân hàng trung ương châu Âu sẽ không tham gia Hội nghị Lecce và họ đã tuyên bố rằng vấn đề ngoại tệ và hối đoái sẽ không được Hội nghị bàn thảo.

Tuy nhiên, các thị trường đang rất chăm chú theo dõi mọi đề xuất của các bộ trưởng tài chính, đặc biệt nếu họ đề cập đến vần đề sự suy yếu của đồng đô la Mỹ và việc giá dầu lửa tăng.

Đồng đô la Mỹ yếu tuần này càng yếu hơn sau khi Nga quyết định đa dạng hoá các nguồn ngoại tệ dự trữ. Sự bấp bênh của đồng đô la Mỹ còn do các khoản vay công của Chính phủ Mỹ tăng cao, làm những người châu Âu lo sợ sự mất giá của đồng tiền Mỹ kéo theo việc xuất khẩu của họ vào thị trường Mỹ giảm rõ nét.

Trong tuyên bố kết thúc hội nghị, các bộ trưởng tuyên bố họ đã quyết định đề nghị IMF nghiên cứu áp dụng các kế hoạch phục hồi kinh tế quan trọng một khi có sự phục hồi kinh tế thực sự.

Các bộ trưởng cũng ghi nhận họ tiếp tục "giám sát để đảm bảo rằng niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư được khôi phục đầy đủ và tăng trưởng phải được các thị trường tài chính ổn định và thị trường vốn chắn chắn trợ giúp".

Các bộ trưởng cam kết tiếp tục làm việc với các đối tác để "áp dụng các biện pháp cần thiết" nhằm đưa nền kinh tế thế giới đi trên một con đường "ổn định, mạnh mẽ và bền vững", đặc biệt áp dụng các biện pháp phục hồi kinh tế vĩ mô "có sức cạnh tranh với việc giá cả ổn định" và cân bằng thuế.


  •  Thái Hà Theo báo Lemonde.fr
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất