(TCTG)- Các nhà nghiên cứu Mỹ ngày 19/8 đã công bố một kết quả nghiên cứu được thực hiện trong 2 thập kỷ cho thấy có một số lượng lớn các mảnh nhựa trôi nổi ở phía Tây của vùng biển Bắc Đại Tây Dương.
Các nhà hải dương học trên đã công bố nghiên cứu của họ trên tạp chí Science (Mỹ) ngày 20/8. Theo đó, mặc dù có sự ý thức lớn về vấn đề ô nhiễm các đại dương do các chất thải nhựa gây ra song vẫn còn ít các số liệu khoa học để đo lường nguy cơ của hiện tượng trên.
Nghiên cứu trên được thực hiện đối với toàn bộ những mảnh nhựa như chai và các bao bì khác thu được trên Đại Tây Dương. Các sinh viên đã tham gia thu lượm các mảnh nhựa trong vòng 20 năm.
Có 64.000 mảnh nhựa
Nhóm nghiên cứu gồm các thành viên thuộc Hiệp hội Giáo dục Biển (SEA), một tổ chức nghiên cứu tư nhân của Viện hải dương học Woods Hole (viện nghiên cứu tư lớn nhất trên thế giới) và thuộc đại học Hawaï. Các tác giả của nghiên cứu đã thu hồi hơn 64.000 mảnh nhựa tại 6.100 địa điểm khác nhau mà họ đã lên kế hoạch hàng năm.
Các nhà nghiên cứu nhận xét nơi tập trung nhiều mảnh nhựa nhất là một khu vực thuộc Đại Tây Dương, nằm ở Grudia và trải dài giữa 22 và 38 vĩ độ Bắc. Khu vực chứa nhiều rác thải nhựa này có thể sánh ngang với một khu vực khác trên Thái Bình Dương có tên là bãi rác khổng lồ “The Great Pacific Garbage Patch".
Các nhà nghiên cứu thừa nhận họ đã có một phát hiện đáng ngạc nhiên là trong suốt 22 năm nghiên cứu, mặc dù số lượng rác thải trên là rất lớn song những nơi tập trung chúng lại không tăng. Họ cũng cho biết thêm là số phận của những "chất thải nhựa chưa được thu lượm" vẫn còn là một điều huyền bí. Theo nhà nghiên cứu Dean Paul Joyce, thuộc SEA, "nghiên cứu trên sẽ cung cấp một sự mô tả khoa học vững chắc về quy mô ô nhiễm đại dương do các mảnh nhựa gây ra và có thể được sử dụng để quản lý tốt hơn vấn đề này và đối mặt với chúng".
Theo báo LEMONDE.fr (Tin dịch)