Thứ Bảy, 12/10/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 9/1/2010 15:19'(GMT+7)

Mức lương bình quân: 2,8 triệu đồng

Trong đó các doanh nghiệp nhà nước ước đạt 3,350 triệu đồng/người/tháng (tăng 7,37%) (riêng công ty thuộc hạng đặc biệt và công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước ước đạt 5,9 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,1%); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 2,650 triệu đồng/người/tháng (tăng 9,96%); doanh nghiệp dân doanh ước đạt 2,050 triệu đồng/người/tháng, (tăng 10,81%) so với năm 2008.  

Tính theo địa phương, tỉnh  Bà Rịa - Vũng Tàu có mức lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp cao nhất, khoảng 4,3 triệu đồng/người/tháng; sau đó đến thành phố Hồ Chí Minh với mức lương bình quân là 3,5 triệu đồng/người/tháng và 10 tỉnh có mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng IV theo quy định của Chính Phủ là Bắc Kạn, Lai Châu, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thừa thiên Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai và Tây Ninh.  

Theo Bộ Lao dộng, đáng chú ý là mức lương cao nhất trả cho người lao động vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực FDI, trong đó có 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu) có mức lương cao nhất trả cho người lao động với trên 100 triệu đồng/tháng; ba tỉnh (Quảng Ngãi, Bình Dương, và Long An) có mức lương cao trả cho người lao động từ trên 50 đến 60triệu đồng/tháng…  

Liên quan đến mức thưởng Tết năm 2010, Bộ cũng cho biết, mức thưởng Tết đối với người lao động bình quân chung khoảng 1,85 triệu đồng/người (cao hơn so với năm 2008 khoảng 300 ngàn đồng/người). Trong đó mức thưởng Tết của doanh nghiệp nhà nước khoảng 2,2 triệu đồng/người; doanh nghiệp dân doanh khoảng 1,4 triệu đồng/người và doanh nghiệp FDI khoảng 1,9 triệu đồng/người.  

Cũng theo báo cáo của các Sở Lao động thương binh xã hội các tỉnh gửi về Bộ, mức thưởng tết đối với người lao động kỷ lục năm 2010 được ghi nhận là 389 triệu đồng (cao hơn mức kỷ lục năm 2009: 330 triệu đồng) và mức thưởng tết thấp nhất đối với người lao động là 30.000 đồng/người (thấp hơn mức thưởng tết thấp nhất năm 2009: 50.000 đồng).  

Trong đó doanh nghiệp nhà nước có mức thưởng cao nhất là 99,7 triệu đồng và thấp nhất là 100.000 đồng; doanh nghiệp dân doanh có mức thưởng cao nhất là 185 triệu đồng và thấp nhất là 30.000 đồng; doanh nghiệp FDI cao nhất là 389 triệu đồng và thấp nhất là 50.000 đồng. 

Theo Vụ trưởng Vụ lao động tiền lương Tống Thị Minh, do Tết âm lịch năm nay đến muộn (vào giữa tháng 2/2010) nên một số donah nghiệp dã trả một phần tiền thưởng vào Tết dương lịch. Và theo kế hoạch của các doanh nghiệp, người lao động sẽ được nhận thưởng Tết trong khoảng từ ngày 5 đến 12/2/2010.  

Bà Minh cũng cho biết, đây là năm đầu tiên 63 tỉnh thành trong cả nước thực hiện báo cáo về tiền lương và thưởng Tết cho người lao động, trong khi những năm trước con số này chỉ đạt khoảng 80 – 90%.  

Cũng từ số liệu thống kê của Bộ Lao động, số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể đã tăng từ 53,9% năm 2007 lên 66,13% năm 2009; tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký hệ thống thang bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương theo quy định từ 58,6%  năm 2007 lên 61,88% năm 2009; số cuộc đình công xảy ra năm 2009 còn 218 cuộc bằng 30% so với năm 2008.  

Với 72,5% số cuộc đình công xảy ra trong năm ở các doanh nghiệp FDI 64,2% trong ngành dệt may da dày và 71,6% số cuộc đình công xảy ra tại các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng kinh tế trong điểm phía Nam cho thấy đây vẫn là khu vực nóng về tranh chấp lao động và đình công hiện nay.  

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do đoanh nghiệp thực hiện chưa đúng luật lao động cũng như các thỏa thuận với người lao động nhất là nợ lương, trả chậm lương, không tăng lương hàng năm như đã thỏa thuận, tăng ca, tăng giờ làm…  

 

  • Thoa Nguyễn     
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất